Vì sao Nhật Bản mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng?

22/12/2017 20:17

(Baonghean) - Nội các Nhật Bản hôm 22/12 đã bỏ phiếu phê duyệt mức ngân sách quốc phòng lên tới 5,19 nghìn tỷ yen (46 tỷ USD), cao kỷ lục cho năm tài khóa 2018.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng Bộ trưởng Bộ Tài Chính Taro Aso (phải) sau cuộc họp phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục năm 2018.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng Bộ trưởng Bộ Tài Chính Taro Aso (phải) sau cuộc họp phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục năm 2018.

Sau khi Bình Nhưỡng kích hoạt quả bom hạt nhân thứ 6 và phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới trong mấy tháng trước, Tokyo lên kế hoạch mua thêm tên lửa đạn đạo và lần đầu tiên mua tên lửa tầm xa.

Được biết, khoản chi lớn nhất là 137 tỷ yen cho củng cố năng lực phòng vệ, đối phó mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.

Số tiền này dùng để mua hệ thống đánh chặn tầm xa SM-3 Block IIA, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài không gian, nâng cấp các khẩu đội tên lửa Patriot và chuẩn bị cho việc triển khai hai radar thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore trên mặt đất.

Nhật Bản cũng sẽ chi 2,2 tỷ yen để bắt đầu tiếp nhận tên lửa hành trình tầm trung không đối đất, có thể tấn công các mục tiêu ở Triều Tiên, nhằm răn đe Bình Nhưỡng.

279 tỷ yen sẽ được phân bổ để mua các thiết bị quốc phòng thông qua chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài của Mỹ, tăng 15% so với năm tài khóa 2017, gấp hơn hai lần so với năm tài khóa 2014.

Mặc dù chi tiêu cho quốc phòng tăng lên song chi tiêu quân sự ở Nhật vẫn bị hạn chế do các yêu cầu về an sinh xã hội cho dân số già trong khi người Nhật lại ủng hộ chủ nghĩa hòa bình.

"Điều quan trọng là chúng tôi sẽ có thiết bị tối tân, đủ khả năng, để tăng cường phòng thủ", Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói.

Tổng ngân sách cho năm bắt đầu vào tháng 4, tăng 1,3%, đồng thời cũng là đợt tăng thứ 6 liên tiếp. Ngân sách quốc phòng nước này tăng khoảng 10% kể từ khi ông Abe nhậm chức năm 2012 và chiếm khoảng 1% nền kinh tế, thấp hơn nhiều mức 3,3% của Mỹ.

Tuy nhiên phần lớn ngân sách quốc phòng dùng để mua lại các công nghệ quân sự của Mỹ, trên thực tế Nhật Bản vẫn chưa cho thấy bước tiến nổi bật trong lĩnh vực an ninh quốc phòng riêng.

Việc Nhật Bản chi tiền cho hầu hết thiết bị quân sự của Mỹ đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định Nhật Bản buộc phải dừng các chương trình quốc phòng nội địa, như chế tạo chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến F-3.

Nhật Minh

(Theo Washinton Post)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Vì sao Nhật Bản mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO