Việt - Mỹ: Tương lai "không điều gì là không thể"

Chỉ riêng việc Tổng thống Mỹ lần đầu tiên mời và đón tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng chính trị của một quốc gia, ở mức cao nhất cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đã tiến triển nhanh chóng ra sao sau 20 năm bình thường hóa.

Sự kiện đó còn cho thấy “lòng tin chiến lược” ở khu vực CA-TBD không chỉ là câu chuyện quan hệ giữa các nước lớn, mà cần và có thể dẫn dắt bởi quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ.  

Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới tham gia khá nhiều cuộc thương lượng “siêu Marathon” với Mỹ. Đó là các cuộc đàm phán về Hiệp định hòa bình Paris từ 1968-1973, Bình thường hóa quan hệ từ 1992-1995, Hiệp định quan hệ thương mại song phương BTA từ 1996-2000, Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR từ 2003-2006 và gần đây nhất, Hiệp định thiết lập Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP từ năm 2011 đến nay.

Những sự kiện đó một mặt cho thấy còn khá nhiều khó khăn, phức tạp tồn tại trong quan hệ hai nước. Mặt khác nhờ có các “siêu đàm phán” này mà hai “cựu thù” hiểu thấu đáo hơn các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các rào cản để đưa quan hệ tiến về phía trước.

.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp bên lề EAS. Ảnh: Getty images.

 “Bình thường” hóa quan hệ sau bình thường hóa

Khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1995, ngoài quan hệ ngoại giao, hai nước vẫn chưa thật sự “bình thường” theo đúng nghĩa của từ này. Xuất phát điểm của quan hệ khi đó rất thấp: thương mại hai chiều lẫn đầu tư trực tiếp FDI của Mỹ vào Việt Nam gần như bằng không. Hợp tác chính trị, quốc phòng-an ninh vẫn “như tờ giấy trắng”,  trong lĩnh vực giáo dục mới có khoảng 200 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Mỹ.

Điểm “sáng” duy nhất lúc này là hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), nhưng lại xuất phát từ sự đáp ứng “đơn phương” của Việt Nam. Chưa hết, quá khứ và gánh nặng chiến tranh quá lớn khiến các sáng kiến mang tính “đột phá”, thúc đẩy quan hệ đều gặp không ít lực cản từ cả hai phía.

Tuy nhiên, chỉ sau 20 năm, diện mạo quan hệ hai nước đã thay đổi một cách căn bản.

Về chính trị-ngoại giao, các cuộc thăm viếng cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên như chuyến thăm chính thức Việt Nam của các Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Bush, các chuyến thăm Mỹ chính thức của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng, và sắp tới là của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Chính nhờ tác động lan tỏa từ các chuyến viếng thăm cấp cao này, hàng loạt các văn kiện, thỏa thuận hợp tác từ kinh tế đến giáo dục, từ đầu tư đến giáo dục được ký kết, mở rộng nền tảng quan hệ. Đáng chú ý, hai nước hiện nay đã thiết lập trên 10 kênh đối thoại hiệu quả để vừa xây dựng lòng tin, vừa xử lý các thách thức nảy sinh từ kênh Đối thoại chính sách quốc phòng, Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng, Đối thoại châu Á-TBD đến Đối thoại nhân quyền. Ngoài hợp tác song phương, hai bên có sự hợp tác tương đối hiệu quả trên các diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu như ARF, ADMM+, Cấp cao Đông Á EAS, Liên hợp quốc. 

Về kinh tế, quan hệ thương mại Mỹ-Việt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với quan hệ thương mại của Mỹ và các đối tác khác, trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Việt Nam. Còn đối với Việt Nam, nếu như năm 1995 ta mới bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ, thì vào thời điểm hai nước ký BTA năm 2000 xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng lên 800 triệu USD với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và tôm.

Đến năm 2014, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với trên 30 tỷ USD, gồm các mặt hàng may mặc, đồ điện tử, giày dép, gạo, cá… Về đầu tư, tuy tiếp cận thị trường Việt Nam khá muộn, nhưng tính đến 6/2015, Mỹ đã vươn lên thứ 7 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với tổng FDI là 10,7 tỷ USD.

Về hợp tác quốc phòng, hai nước đã có bước tiến dài  năm 2011. Việt Nam và Mỹ đã ký Bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Quốc phòng hai nước về thúc đẩy hợp tác song phương, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên.

Thứ nhất, thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ quốc phòng Mỹ và Bộ quốc phòng Việt Nam. Thứ hai, An ninh biển. Ba là, tìm kiếm cứu nạn. Thứ tư, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Năm là, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Một ví dụ trong khuôn khổ MOU này, hai nước đã hợp tác trong việc tìm kiếm máy bay MH-370 bị mất tích của Malaysia, Mỹ trợ giúp về kỹ thuật cho việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình  của LHQ.

Tháng 6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung thay cho MOU về hợp tác quốc phòng nhân dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Việt Nam. Bao gồm 5 nội dung: tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn và tẩy độc dioxin; hợp tác giữ gìn hòa bình của liên hợp quốc; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; và hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên.

Giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác cũng có sự phát triển vượt bậc. Với trên 17.000 sinh viên hiện theo học tại Mỹ, Việt Nam hiện là nước có số lượng sinh đông thứ 5 tại châu Á và đây là nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao quan trọng cho tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.   

Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn này là việc hai nước ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác toàn diện khi Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Mỹ tháng 7/2013. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ các lĩnh vực từ thương mại-khoa học công nghệ đến giáo dục-đào tạo, từ chính trị-an ninh đến quốc phòng-an ninh, chính trị-ngoại giao thậm chí cả vấn đề nhạy cảm là nhân quyền. Tuy hình thức chỉ là đối tác toàn diện, nhưng về thực chất thì phạm vi và mức độ hợp tác còn sâu rộng hơn một số thỏa thuận của Việt Nam với các đối tác chiến lược khác.

Nền tảng cho tương lai

Nhận xét về sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ sau 20 năm thiết lập quan hệ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định: “Không có hai nước nào nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn, và làm được tốt hơn để cố gắng đến với nhau, thay đối lịch sử và thay đổi tương lai” như Việt Nam và Mỹ.

Mặc dù có những khác biệt về thể chế chính trị, cách tiếp cận trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhưng điều quan trọng là thông qua đối thoại hai nước đã hiểu rõ hơn các khác biệt này, tìm cách giảm thiểu các mặt tiêu cực, trong khi thúc đẩy các mặt hai bên có sự song trùng lợi ích. Đã có nhiều bài bài học lớn trong thời gian qua đối với hai nước.

Một, đó là sự độc lập, tự chủ của cả hai phía trong việc hoạch định và triển khai quan hệ song phương, xuất phát từ lợi ích của hai nước chứ không phải do ảnh hưởng hay tác động từ bên thứ ba.

Hai, triệt để tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không ảnh hưởng đến quan hệ của mỗi nước với các nước khác. Đáng chú ý, trong các văn kiện hợp tác song phương phía Mỹ luôn nhấn mạnh đến việc tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam… Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng quan hệ tin cậy và điều này không thể đạt được nếu quan hệ hai nước chưa được bình thường hóa và phát triển bình thường.

Ba, trong khi hướng tới tương lai,nhưng hai nước vẫn quan tâm giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại. Lịch sử hai nước đã trải qua những năm tháng đau thương, mất mát và đó là thực tế. Cách tốt nhất để thúc đẩy quan hệ là không ngoảnh mặt với quá khứ, nhưng đồng thời cũng không để quá khứ ảnh hưởng đến tương lai quan hệ.

Trên cơ sở đó, Mỹ đã tăng cường trợ giúp nhân đạo để Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, chất độc da cam, hỗ trợ việc tìm kiếm người hy sinh và mất tích trong cuộc chiến. Ngược lại, Việt Nam vẫn tích cực hợp tác, giúp Mỹ kiếm các quân nhân mất tích trong chiến tranh.  

Tuy đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng tiềm năng quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai vẫn còn rất lớn. Đại sứ Mỹ Ted Osius cho rằng “không có điều gì là không thể”. Chắc chắn với những nền tảng và khuôn khổ đã được thiết lập, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng quan hệ Việt-Mỹ sẽ có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

Hoàng Anh Tuấn(Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao)

(Theo VNN)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.