Việt Nam cải tiến vận tải cơ C-130 thành máy bay bảo vệ Trường Sa
Sau năm 1975, để bảo vệ Trường Sa, các kỹ thuật viên hàng không Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu cải tiến vận tải cơ C-130 của Mỹ thành máy bay ném bom.
Năm 1976, Quân chủng Phòng không – Không quân yêu cầu các cán bộ Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật lên phương án cải tiến vận tải cơ C-130 thành máy bay ném bom để phục vụ bảo vệ Trường Sa.
Một buổi sáng cuối tháng 9/2012, phóng viên tìm đến nhà của một trong những người cán bộ năm xưa tham gia công tác cải tiến C-130, Đại tá Huỳnh Tùng. Thật tình cờ, ngày hôm đó, người đồng đội của ông cùng thực hiện cải tiến C-130 – Đại tá Nguyễn Kim Khôi vừa từ trong
Vận tải cơ C-130 Hercules
Cải tiến máy bay bảo vệ Trường Sa
C-130 là máy bay vận tải chiến thuật 4 động cơ tuốc bin cánh quạt do hãng Lockheed (Mỹ) nghiên cứu chế tạo từ những năm 1950. C-130 thiết kế cho nhiệm vụ chính vận tải hàng hóa và chở quân.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ còn phát triển biến thể AC-130 trang bị pháo và súng máy tấn công khu vực đường Trường Sơn nhằm ngăn chặn đường vận chuyển của quân ta.
Quân Mỹ cũng viện trợ một số lượng nhỏ C-130 cho Không quân VNCH.
Buồng lái của máy bay C-130 Hercules.
Sau giải phóng, quân ta thu được vài chiếc C-130 hoạt động tốt và dùng nó cho cuộc chiến tranh biên giới Tây
Trở lại câu chuyện cải tiến C-130 ném bom bảo vệ quần đảo Trường Sa. Thực tế, máy bay C-130 theo phương án thiết kế có thể thả loại bom 7 tấn bằng dù.
Tuy nhiên, “nếu dùng phương án thả bom bằng dù thì hệ thống radar dẫn đường ở mặt đất phải tốt, nếu bay trên vùng biển thì hệ thống radar này có sử dụng được không, hơn nữa bây giờ nó còn hoạt động không”, ông Huỳnh Tùng trao đổi với đồng đội Nguyễn Kim Khôi lúc đó.
Qua đó, hai ông thống nhất đi đến quyết định cải tiến C-130 ném bom theo phương án thả hàng. “Đồng chí Khôi phụ trách xây dựng phương án cố định bom, rút chốt an toàn ngòi nổ, rút chốt kiện bom, chủng loại bom sử dụng, vị trí đặt máy ngắm, tính bảng ngắm ném bom. Còn tôi thực hiện phần cải tiến hệ thống trượt bom, hệ thống cắt đai cố định bom, xác định góc tấn (độ dốc) cần thiết của máy bay khi thả bom để bom tự động trượt ra ngoài, tính toán trọng tâm máy bay khi cố định bom trong khoang và bom chuyển động trên ray trượt khi thả”, ông Tùng nhớ lại.
Máy bay Mỹ dùng máy ngắm Nga
Về việc lắp kiện bom và thả bom, cán bộ kỹ thuật Việt
Trong khoang có 2 hệ thống con lăn, mỗi người có thể đẩy một kiện bom vào bên trong. Khi ném bom, máy bay đạt góc tấn cần thiết để bom tự trượt ra ngoài.
“Theo phương án đã thống nhất, chúng tôi dùng bom Mk-81 cố định thành 8 kiện, mỗi kiện 4 quả, xếp 2 dãy, mỗi dãy 4 kiện. Thả theo phương án đồng thời 2 kiện hoặc từng kiện một. Với lượng bom này, máy bay có thể rải thảm tiêu diệt mục tiêu trên diện tích với chiều dài 500m, rộng 50m”, ông Tùng nói.
Về phần máy ngắm ném bom, đây là vấn đề khó vì chúng ta không có sẵn thiết bị. Tuy nhiên, những kỹ sư Việt
“Chúng tôi sử dụng máy ngắm của máy bay ném bom Il-28 lắp lên C-130. Để lắp máy ngắm, chúng tôi khoét lỗ bụng máy bay ở trước buồng hàng đưa máy ngắm vào”, ông Kim Khôi nhớ lại.
Trong quá trình giải quyết, các ông cũng gặp không ít khó khăn như việc làm sao để bom tự động trượt ra ngoài mà trọng tâm máy bay vẫn nằm trong giới hạn.
“Khi tôi tính toán trọng tâm máy bay, xếp 8 kiện bom nằm trong giới hạn nhưng khi cho 2 kiện bom chuyển động trượt ra ngoài, 6 kiện còn lại trượt về sau và tiếp theo thì trọng tâm vượt ra ngoài giới hạn cho phép.
Suy nghĩ mãi không tìm được nguyên nhân, tôi liền gặp phi công Quân đội Sài Gòn từng lái C-130 để tìm hiểu. Qua câu chuyện, tôi đã hiểu nguyên nhân vì sao trọng tâm vượt ngoài giới hạn khi các kiện bom chuyển động. Vì vậy, tôi tìm ra cách giải quyết, trước khi thả hàng, cánh tà thả ra để dịch tiêu điểm của lực nâng khí động của cánh về sau, như vậy thì bom trượt về sau trọng tâm máy bay vẫn nằm trong giới hạn.
Đại tá Nguyễn Kim Khôi (trái) và Đại tá Huỳnh Tùng (phải) tham gia công tác cải tiến máy bay vận tải C-130. Ảnh: Phượng Hồng
Để xác định góc tấn máy bay khi thả bom tôi cho đặt kiện bom lên ray trượt ở sàn máy bay, từ từ kích đầu máy bay và dùng thước đo độ xác định góc tấn máy bay để bom tự chuyển động trên ray trượt là 3 độ”, ông Tùng kể lại.
Hoàn tất mọi tính toán về phương án lắp bom, máy ngắm ném bom. Các ông đã cùng viết phương án trình quân chủng phê duyệt. Được sự nhất trí từ Bộ tư lệnh Quân chủng, Trung đoàn 918 đưa một chiếc C-130 số hiệu 04 vào xưởng A41 để cải tiến.
Thử nghiệm thành công
Cuối năm 1976, Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức chuyến bay thử đầu tiên máy bay C-130 sau cải tiến. Khi ném bom, C-130 sẽ bay ở độ cao 4.000m, tốc độ 250km/h.
Công tác thử nghiệm được chia làm hai bước, bước thứ nhất tháo toàn bộ ngòi nổ của 32 quả bom lắp trên 8 kệ để bay vòng kín tại sân bay Tân Sơn Nhất để kiểm tra việc cố định bom khi cất hạ cánh. Bước thứ hai, máy bay C-130 sẽ ném bom thật xuống mục tiêu tại sân bay dã chiến Rang Rang (Đồng Nai). Cả hai chuyến bay thử nghiệm đều thành công tốt đẹp.
Tuy nhiên, trong chuyến ném bom thật, một tình huống phát sinh là có kiện bom không mở đai, tuy chốt an toàn đai đã rút. “Để khắc phục trường hợp có kiện bom không mở, tôi góp ý với Khôi lắp thêm tấm ván phía trên kiện bom để khi kiện bom lao vào không khí dưới tác dụng của lực khí động sẽ hất tung tấm ván để mở khóa kiện bom một cách nhanh chóng”, ông Tùng kể lại..
Sau khi hoàn thiện phương án, tổ nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm và đạt kết quả tốt.
Mục đích ban đầu của đề tài nghiên cứu cải tiến C-130 dùng để bảo vệ Trường Sa. Tuy nhiên, sang năm 1977, tình hình biên giới Tây
Và trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Biên giới Tây Nam 1979, biên đội C-130 đã nhiều lần cất cánh oanh tạc mục tiêu quân Khơme đỏ phá hủy nhiều xe tăng, pháo binh, kho tàng, sở chỉ huy địch, góp phần vào chiến thắng của quân đội ta đánh bại quân xâm lược, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng.
Theo VPchinhphu-M