Việt Nam tham gia Công ước 1982 và ý nghĩa của Công ước đối với nước ta
Ngày 16/11/1994, Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về luật biển năm 1982 bắt đầu có hiệu lực sau khi được 60 nước phê chuẩn. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 vào ngày 23/6/1994 đưa nước ta trở thành quốc gia thứ 64 phê chuẩn Công ước này.
Ngày 28/7/1994, Hội nghị toàn thể lần thứ 101 của Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện phần XI của Công ước năm 1982 và nước ta cũng đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết và Hiệp định này.
Có thểđánh giá Công ước 1982 là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, chỉ sau Hiến chương LHQ vì đây là văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chếđộ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên LHQ. Việc thông qua Công ước 1982 có thể xem là bước đi cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập trật tự trên biển.
Đối với nước ta, Công ước 1982 có ý nghĩa rất đặc biệt khi Công ước đã xác nhận và khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của nước ta đối với các vùng biển và thềm lục địa phù hợp với các tuyến bố ngày 12/5/1977 và ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về các vùng biển Việt Nam, phù hợp với chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong giải quyết các tranh chấp trên vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng thông qua thương lượng, hữu nghị hoà bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Kể từ khi gia nhập đến nay, nước ta đã có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước. Nỗ lực đó được thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực liên quan đến Công ước như: an ninh - quốc phòng, đối ngoại, giao thông vận tải biển, thủy sản, dầu khí, giữ gìn môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bản đồ biển và giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển.
Công ước 1982 quy định các tiêu chuẩn chung về mở rộng và xác định các vùng biển có chếđộ pháp lý khác nhau như: lãnh hải và vùng tiếp giáp (phần II); eo biển dùng cho hàng hải quốc tế (phần III); các quốc gia quần đảo (phần IV); vùng đặc quyền về kinh tế (phần V); thềm lục địa (phần VI); biển cả (phần VII); chếđộ các đảo (phần VIII); biển kín hay nửa kín (phần IX) và Vùng (phần XI) với 180 điều quy định về xác định danh nghĩa pháp lý, chếđộ pháp lý của các vùng biển thuộc quyền tài phán và nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Các yêu cầu chủ yếu của Công ước 1982 liên quan đến cách xác định và thiết lập đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải; quy định về bề rộng của các vùng biển; các nguyên tắc phân định biển tại các vùng chồng lấn.
(còn nữa).
Phòng Bạn đọc (St>)