Việt Nam thành 'vùng trũng' tiêu thụ hàng hoá Đông Nam Á

Việc Thái Lan trở thành quán quân xuất khẩu ôtô vào Việt Nam, dù thuế nhập khẩu phải đến năm 2018 mới về 0% chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy nguy cơ hàng hóa Việt có thể thua trên sân nhà khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Nguy cơ nêu trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi làm việc với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế cuối tuần này. Cụ thể trong lĩnh vực ôtô, thuế chưa giảm về 0% theo cam kết gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhưng Thái Lan đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam.

Trước đó, số liệu được cập nhật tới tháng 7/2016 từ phía Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN là 22,8 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu sang các nước đạt gần 9,6 tỷ USD, giảm 12,3%, trong khi nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam hơn 13,2 tỷ USD, giảm 5,1%.

viet-nam-thanh-vung-trung-tieu-thu-hang-hoa-dong-nam-a

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lo lắng trước việc doanh nghiệp, hàng hóa Việt yếu thế trong AEC.

“AEC là thỏa thuận về một thị trường thống nhất, nhưng mới 7 tháng gia nhập, Việt Nam đang trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hoá của khu vực. Thái Lan đã kịp soán ngôi Trung Quốc, Hàn Quốc là nhà xuất khẩu ôtô nhiều nhất vào Việt Nam. Ấn Độ đang là đối thủ tiềm năng”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói. 

Số liệu của cơ quan quản lý cho thấy trong số 3,6 tỷ USD thâm hụt thương mại nội khối ASEAN của Việt Nam thì nhập siêu lớn nhất là từ Malaysia, Singapore và Thái Lan. Việt Nam chỉ thặng dư với Lào, Campuchia, Myanmar khoảng vài chục triệu USD.

Phó thủ tướng đặt câu hỏi hướng về phía thành viên Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: “Liệu rủi ro này có tiếp tục kéo dài hay không. Việt Nam phải làm gì để ứng phó với tình hình này để không trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hoá từ các nước ASEAN?”. Ông cũng yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro và lên phương án ứng phó, tránh rủi ro kéo dài.

Hàng Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam
Hàng Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam

Trước đó, đánh giá về tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA), Thứ trưởng Công Thương - Trần Quốc Khánh cho biết các thị trường ASEAN hay ASEAN+ không mang lại lợi ích rõ rệt cho Việt Nam vì phần lớn các đối tác có cơ cấu kinh tế trùng lặp, cạnh tranh với Việt Nam.

Trong khi đó, dù đã có nhiều Hiệp định thương mại được ký kết nhưng khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp trong nước chưa rõ ràng. Lâu nay doanh nghiệp vẫn quen với tập quán làm ăn “ngồi nhà chờ đối tác tới mua hàng”, không quan tâm tới việc cắt giảm, ưu đãi thuế ở thị trường nước ngoài do phó mặc cho thương nhân làm trung gian. Ngược lại, trong khi doanh nghiệp nội vẫn “lơ ngơ” với các cơ hội mà FTA mở ra thì khối doanh nghiệp FDI đã tận dụng rất tốt.

“Doanh nghiệp nội vẫn quen nhờ “quan hệ để có hợp đồng” nên ít tiến ra thị trường nước ngoài tìm kiếm đối tác. Vì thế, khả năng nắm bắt, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại đem lại không rõ rệt”, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về thương mại quốc tế thẳng thắn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng Chính phủ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh, làm ăn bài bản đầu tư ra nước ngoài như các doanh nghiệp Vinamilk, TH True Milk, Minh Phú, Vĩnh Hoàn…

Góp thêm ý kiến, ông Nguyễn Thế Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng phải chú trọng năng lực cạnh tranh từng sản phẩm, từng ngành nghề thì Việt Nam mới đủ sức tham gia cuộc chơi hội nhập. "Không nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân chơi ASEAN, chưa nói khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP có hiệu lực", Thứ trưởng Phương bày tỏ. 

Ngoài ra, theo ông Trần Quốc Khánh, trong tương lai, nếu có đàm phán thêm các hiệp định tự do thương mại thì phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất để đàm phán và nguyên tắc là Việt Nam cần được “ứng xử” đặc biệt trong thực thi hiệp định vì là nước kém phát triển; lựa chọn các thị trường có cơ cấu kinh tế bổ sung cho ta.

Thực tế, một số thị trường đã ký kết như Nhật, Hàn Quốc có cơ cấu kinh tế bổ sung cho Việt Nam đã góp phần cân bằng lại hoặc thu hẹp cán cân thương mại với các quốc gia này.

Theo VNE

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.