Vinh lớn mạnh cùng đất nước
Người dân Thành phố Vinh vẫn nhớ cảm giác vui mừng hồi hộp trong buổi tối ngày 8/10/2008, khi khắp thành phố náo nức cờ hoa, đón chào sự kiện: Thành phố chính thức là Đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nghệ An. Đó cũng là dịp 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh. Quyết định số 1210/QĐ - TTg ngày 5 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Vinh trở thành Đô thị loại 1 là mốc son quan trọng, nâng cách đô thị trẻ Vinh bay lên.
(Baonghean.vn) Người dân Thành phố Vinh vẫn nhớ cảm giác vui mừng hồi hộp trong buổi tối ngày 8/10/2008, khi khắp thành phố náo nức cờ hoa, đón chào sự kiện: Thành phố chính thức là Đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nghệ An. Đó cũng là dịp 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh. Quyết định số 1210/QĐ - TTg ngày 5 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Vinh trở thành Đô thị loại 1 là mốc son quan trọng, nâng cách đô thị trẻ Vinh bay lên.
Diện mạo mới
Trước đó, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định số 239/2005/QĐ - TTg ngày 30 tháng 9 năm 2005 phê duyệt Đề án Phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ, với những tiêu chí cụ thể, đã tạo nên một thành Vinh đầy năng lượng, đầy vận hội và cả những thách thức mới.
Thành phốđược Trung ương đánh giá có hệ thống giao thông đường bộ rộng thoáng, qui hoạch hợp lý đảm bảo cho phát triển. Các đại lộ, đường phố không ngừng được mở mang, đáp ứng tốt yêu cầu là một Trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ. Đại lộ Lê Nin nối các cơ quan hành chính của tỉnh ra tận Sân bay Vinh. Sân bay Vinh nối với Quốc lộ 46 xuống Cửa Lò chỉ hơn 12 km. Đường du lịch sinh thái ven sông Lam bao quanh một nửa thành phố nối Cửa Lò với quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và tạo ra những tiềm năng du lịch cho một thành phố bên bờ Lam giang.
Một góc Thành Vinh hôm nay. Ảnh: Sỹ Minh
Trong nội thành, qui hoạch các phường, xã hợp lý thành các ô bàn cờ, thuận tiện cho giao thông và đảm bảo cấp thoát nước khi mưa lũ. Hệ thống đường liên phường, xã hầu hết đã bê tông hóa, an ninh trật tự ngày một đảm bảo. Các khu phốđược qui hoạch theo chức năng đặc thù ngành nghề, tạo nên những phố nghề như: phố thời trang Đặng Thái Thân, phốăn đêm ở Cổng Thành cổ, phố tài chính, ngân hàng ởđường Quang Trung, phốđiện thoại ởđường Minh Khai, phốđồ gỗởđường Trần Phú...
Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ tài chính ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân và đưa Vinh trở thành một trung tâm thương mại phong phú, đa dạng các loại hàng hóa từ hàng mã cho đến thuốc bắc, từ rau củ, hải sản cho đến thiết bị máy móc cơ giới nông công nghiệp và điện tử, điện lạnh. Vinh đang thực hiện cung ứng hàng hóa cho 19 huyện, thị khác trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh đã từ hàng chục năm nay. Từ khi được công nhận là Đô thị loại 1, bộ mặt thành phố thay đổi hẳn, những dinh tư, công thự mọc lên xứng tầm, những tòa nhà, tòa tháp mọc lên ngày một nhiều như tòa tháp đôi Dầu khí, Khu nhà cao tầng C1 Tecco, các chung cư cao tầng của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội... Những đầm lầy, ao rau muống, cỏ năn, cỏ lác ngày trước nay là những hồ sinh thái, những khu biệt thự, nhà phố, nhà vườn...
Thành phố Vinh nay đã xóa gần hết các khu tập thể "thời bao cấp", kiến trúc cảnh quan đã được từng người dân chăm lo hơn, vừa để tiện nghi, vừa là điểm tô cho thành phố. Những mái nhà thờ cùng với chùa chiền, miếu mạo vẫn được giữ gìn, tôn tạo bên cạnh các tòa nhà cao tầng làm sinh động thêm cho một thành phố trẻđa dạng về thành phần dân cư.
Tự chủ khai thác tiềm năng và nội lực
Thành phố Vinh đã được HĐND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đồng ý tạo những cơ chế, chính sách đặc thù, đảm bảo tính tự chủ và khai thác được nội lực trong thu hút đầu tư. Hàng năm thành phốđược cùng tỉnh bảo vệ và nhận kế hoạch kinh tế - xã hội, vốn đầu tư XDCB và kế hoạch thu, chi ngân sách trực tiếp với các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đô thị báo cáo UBND tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thành phốđược ban hành qui chế quản lý kiến trúc và qui hoạch đô thị, qui chế thiết kếđô thị trên địa bàn thành phốđảm bảo tiêu chuẩn và mỹ quan của Đô thị loại 1; tổ chức lập các qui hoạch chuyên ngành, các chương trình, các dự án quan trọng thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố; tổ chức thực hiện theo ủy quyền các tiểu dự án ODA.
Các cơ chế về quản lý tài chính, hỗ trợđầu tư thành phố cũng được quan tâm đặc biệt. Thành phốđược UBND tỉnh bố trí vốn từ ngân sách Trung ương (bao gồm nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA, trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu khác) thông qua các bộ, cơ quan Trung ương đểđầu tư các dự án trọng điểm theo Quyết định 239/ TTg. Đ
ó là các dự án về hạ tầng kỹ thuật đô thị: Dự án Phát triển đô thị Vinh (vốn ODA), Dự án Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Quán Bánh - Nam Giang, đại lộ Vinh - Cửa Lò, đường 72m từ Ngã ba Quán Bàu đến Đại lộ 3-2, cầu vượt đường sắt tại Quán Bánh, Cửa Nam và đường Nguyễn Trường Tộ, đường Lê Mao nối dài (hiện đang thi công), hệ thống kênh thoát rộng 80 từ kênh Kẻ Gai qua Nghi Phú đến cống rào Đừng, Cầu Bến Thủy 2 vượt sông Lam, Dự án Mở rộng và nâng cấp Sân bay Vinh, ga hàng hóa đường sắt...
Thành phốđược bố trí vốn đầu tư các dự án về hạ tầng du lịch: Núi Quyết, đường ven Sông lam, Nam Sông Vinh, tôn tạo Thành cổ, di tích Ngã ba Bến Thủy...
Với lợi thế vềđất đai (trên 100 km2) và các cơ chế, chính sách, Thành phố Vinh đã và đang thu hút hàng trăm dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, văn phòng cao cấp, các dự án về mở mang hạ tầng, giao thông, tôn tạo di tích lịch sử, tạo nên một sức sống mới của một thành phố có bề dày trên hai trăm năm.
Được tỉnh cho phép ban hành các cơ chế, chính sách riêng để bảo tồn, tôn tạo di tích, phát triển du lịch, thành phốđã tôn tạo khu mộ của Hoàng đế Quang Trung, đường lên Núi Quyết, tôn tạo Cổng thành cổ, triển khai xây dựng Văn miếu Vinh, thu hút đầu tư xây dựng Công viên Trung Tâm... Quảng trường Hồ Chí Minh là một điểm nhấn quan trọng nằm trong lòng thành phố là một điểm đến quan trọng của người dân thành phố và du khách, là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của thành phố. Rồi Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Cầu Bến Thủy... - những địa chỉđỏ cho du khách và người dân thành phố nhớ về một thời oanh liệt hào hùng...
Thế mạnh về nguồn nhân lực của xứ Nghệ cũng bắt đầu từ nhiều mái trường trên Thành phốĐỏ, đó là: Trường chuyên Phan Bội Châu năm nay được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về gióng trống khai giảng đầu năm học mới, năm qua vinh dự là trường có những tài năng về Toán học, Vật lý của cả Thế giới; Trường Huỳnh Thúc Kháng với 90 năm lịch sử hào hùng; Trường cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc; Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh; Trường đại học Y... Đặc biệt, năm 2011 này, Trường Đại học Vinh được Thủ tướng Chính phủđưa vào danh sách xây dựng các trường đại học trọng điểm của cả nước. Các trường đại học, cao đẳng đang ngày một khẳng định vị thế trong khu vực và là nơi cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cho đất nước.
Du khách về với Thành phố Vinh hôm nay luôn cảm thấy xao xuyến trước hình ảnh một đô thị khang trang, bề thế, đường ngang, ngõ dọc thuận lợi. Những nhà đầu tư từ Ninh Bình, Thái Bình nói với chúng tôi rằng: Vinh ngày một đẹp, ngày một rộng. Người Vinh hào sảng, chịu ăn chịu chơi, đó cũng là lý do khiến cho thành phố thêm sầm uất với nhiều nhà cao, cửa rộng, nhiều hàng quán, nhiều phố mới. 101 dự án được cấp phép đầu tư với tổng mức đầu tư 19.411 tỷđồng từ năm 2006-2010 là một con số ý nghĩa cho những nỗ lực của thành phố trong thu hút đầu tư. Nhưng thành phố vẫn đang khao khát các dự án lớn, xứng tầm của một trong những thành phố có tiềm năng nhất cả nước.
Châu Lan