Vừ Chông Pao - Người con ưu tú của đại ngàn Kỳ Sơn

(Baonghean) - Ngày cây đại thụ của núi rừng Kỳ Sơn ấy ngã xuống theo lẽ đất trời đã không còn là dự cảm... Nghĩ về ông, là nghĩ về một cán bộ người Mông trung kiên với cách mạng, đau đáu với sự tiến bộ của đồng bào mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cuộc đời ông luôn gắn liền với từng chặng đường đi lên của huyện rẻo cao biên giới Kỳ Sơn, từ những ngày bị áp bức đến quá trình đấu tranh cách mạng và trong cả công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội ngày nay...

Ông Vừ Chông Pao sinh ngày 1/9/1930 tại bản Mường Ải xã Tà Cạ, huyện Tương Dương, nay là xã Mường Ải huyện Kỳ Sơn.  Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang năm 2010. Đồng bào các dân tộc một miền biên viễn Tây Nam Nghệ An còn truyền tụng câu chuyện cách đây hơn nửa thế kỷ ông Pao từng vào tận hang ổ “phỉ” vận động họ cầm súng về với cách mạng. Ấy là thời kỳ ông chưa đầy 20 tuổi, quyết không đi trốn giặc Pháp nữa mà vào rừng cầm súng đánh lại. Một đội du kích gồm 3 người trong họ tộc được lập ra do Vừ Lầu Pó (tên hồi trẻ của Vừ Chông Pao) làm đội trưởng.
Vừ Chông Pao.
Vừ Chông Pao.
Năm 1950 bộ đội ở miền xuôi lên khu vực biên giới Na Ngoi, Vừ Chông Pao được cử làm trưởng công an xã cùng với bộ đội thường trực xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bảo vệ tuyến biên giới. Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, xã Tây Sơn được thành lập, ông trở về bản Huồi Giảng tiếp tục xây dựng chính quyền. Ngày ấy xã Tây Sơn và huyện Kỳ Sơn bây giờ vẫn trực thuộc huyện Tương Dương. Đến năm 1959, Vừ Chông Pao được điều về làm cán bộ huyện Tương Dương đặc trách khu vực Mường Xén (ban cán sự Mường Xén). Ông được cấp trên giao phụ trách khu vực Na Ngoi, đến năm 1960 có chủ trương tách huyện. Năm sau, tức 1961 huyện Kỳ Sơn được thành lập tách ra từ huyện Tương Dương, Vừ Chông Pao được cử làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện. Năm 1969, Vừ Chông Pao được điều động giữ chức Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn. Ông giữ chức vụ này suốt 20 năm, đến năm 1989 chuyển sang làm Chủ tịch HĐND huyện cho đến năm 1995 nghỉ hưu; từ đó đến năm 2013 ông là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Vừ Chông Pao còn là đại biểu Quốc hội khóa VIII và 3 lần tham dự Đại hội Đảng toàn quốc. Năm 2010, ông là đại biểu của tỉnh Nghệ An ra Hà Nội tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất... Phẩm chất anh hùng của ông ngời sáng trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng và bền bỉ chống lại kẻ xấu và các thế lực thù địch, bảo vệ bình yên miền biên viễn phên dậu thiêng liêng của Tổ quốc.
Hơn 60 năm theo cách mạng, Vừ Chông Pao nhớ như in 2 lần được gặp Bác Hồ ở Hà Nội (vào năm 1954 và năm 1961). Lần đầu ông được gặp Bác là vào ngày Quốc khánh 2/9/1954, khi ông được Trung ương mời dự Quốc khánh. Lời dặn dò ngày ấy của Bác Hồ được ông khắc ghi, mang theo suốt cuộc đời hoạt động là “54 dân tộc ở nước Việt Nam này là bạn của mình. Các dân tộc phải đoàn kết mới thành sức mạnh”; rồi  Bác cầm bó đũa bảo: “Nếu bẻ mỗi lần một chiếc thì gẫy hết. Nếu gộp cả lại thì không ai đủ sức để bẻ được. Đoàn kết là như vậy”... 
Với cương vị người đứng đầu dòng họ Vừ ở Kỳ Sơn, ông nhiệt tình vận động con cháu trong họ tích cực tham gia công tác xã hội, đẩy mạnh phong trào khuyến học và trở thành dòng họ tiêu biểu của huyện, được các cấp tặng nhiều bằng khen. Đặc biệt, những năm 90 của thế kỷ trước, huyện Kỳ Sơn thực hiện quyết tâm xóa bỏ cây thuốc phiện, Vừ Chông Pao đã đến từng bản làng được xem là “điểm nóng” trồng cây thuốc phiện để vận động bà con phá bỏ. Với uy tín của mình, Vừ Chông Pao đã thành công trong việc vận động, thuyết phục xóa bỏ cây thuốc phiện. Bây giờ, trên đất Kỳ Sơn không còn những mùa hoa anh túc, bà con các dân tộc thay thế bằng cây khoai sọ, gừng, bí xanh, ngô lai... Trong đó có một phần công lao của Anh hùng Vừ Chông Pao...
Người anh hùng ấy của cộng đồng người Mông Nghệ An mất vào sáng 26/8/2015. Ông Moong Văn Nghệ, nguyên Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Bác Pao ra đi, tôi mất đi một người bạn, một đồng chí sát cánh suốt hàng chục năm”. Còn với đồng bào Mông nói riêng và các dân tộc nói chung ở rẻo cao Kỳ Sơn, thì họ đã mất đi một người con ưu tú - vị thủ lĩnh tinh thần mà từ cuối những năm 1940 thế kỷ trước đã đứng ra lập đội du kích chống giặc Pháp; và suốt cuộc đời luôn hướng đồng bào mình gắn bó với cách mạng, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước. 
P.V

tin mới

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…