Vừng, ớt chết rũ, nông dân ngoại thành Vinh mất trắng hàng trăm triệu đồng

(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng của bão số 2, nhiều diện tích vừng, ớt cay của người dân xã Nghi Ân (TP. Vinh) chìm trong nước. Sau đó, liên tiếp những ngày nắng nóng cao điểm nên héo rũ, chết yểu, nông dân mất trắng hàng trăm triệu đồng.
Những ruộng ớt chết rũ khiến nông dân mất trắng hàng trăm triệu đồng. Clip: Thanh Phúc

Sáng sớm, bà Bạch Thị Huấn (xóm 8, Nghi Ân) đã vội ra đồng bòn hái những quả ớt chín ép do thân cây bị héo rũ. Như mọi năm, chỉ với 0,8 sào ớt gia đình bà cũng có nguồn thu từ 17-18 triệu đồng.

Năm nay, thời tiết phức tạp, việc chăm bón cũng vất vả hơn, đầu tư chi phí cao, vậy mà khi cây ớt bắt đầu cho thu hoạch thì gặp mưa lớn, không tiêu úng kịp đành ngâm trong nước cả mấy ngày liền. Đến khi nước rút thì rễ cũng đã bị thối, cây héo rũ gặp phải nắng nóng và gió phơn quăng quật nên ruộng ớt nhà bà cứ thế chết dần, chết mòn.

Bà Bạch Thị Huấn bòn mót những quả ớt còn sót lại trên thân cây héo úa. Ảnh: Thanh Phúc
Bà Bạch Thị Huấn bòn mót những quả ớt còn sót lại trên thân cây héo úa. Ảnh: Thanh Phúc

Bà Huấn cho biết: “Thường thì ớt cho thu hoạch 3-4 đợt, kéo dài đến tháng 9 mới hết quả. Vậy mà, năm nay, mới hái được lứa chín bói đầu tiên thì đã chết rũ do mưa, nắng thất thường. Ớt đầu mùa, thu hoạch ít, giá bán năm nay lại thấp do dịch Covid-19, nên 0,8 sào ớt mà mới bán được có 2 triệu đồng. Giờ đang bòn mót những quả chín còn lại rồi dọn ruộng, coi như thất thu hàng chục triệu đồng”.

Theo thống kê, 1,2ha ớt chết rũ, phải nhổ bỏ gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc
Theo thống kê, 1,2ha ớt chết rũ, phải nhổ bỏ gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Không riêng gì gia đình bà Huấn mà hàng chục hộ trồng ớt ở xã Nghi Ân đều chung tình cảnh này. Sau mấy trận mưa lớn đầu tháng 6, nay nắng lên, khiến 1,2ha ớt của người dân xóm Kim Bình chết rũ, không thể nào khắc phục, cứu vãn được đành nhổ bỏ, tính ra bà con chịu thiệt hại 15-20 triệu đồng/sào, vùng trồng ớt mất trắng 300 - 400 triệu đồng.

“Bộ rễ thối cả rồi nên không làm cách gì cho nó sống lại được đâu. Phải nhổ bỏ thôi. Hiện cũng đành để đất trống vì thời vụ hè thu đã quá muộn còn vụ mùa thì chưa tới”, chị Hóa, một hộ dân trồng ớt buồn bã.

Cả cánh đồng ớt rộng hơn 1,2ha giờ chỉ còn đôi luống trên diện tích đất cao cưỡng là còn có thể chăm sóc, khôi phục. Ảnh: Thanh Phúc
Cả cánh đồng ớt rộng hơn 1,2ha giờ chỉ còn đôi luống trên diện tích đất cao cưỡng là còn có thể chăm sóc, khôi phục. Ảnh: Thanh Phúc

Hiện toàn bộ diện tích trồng vừng của người dân Nghi Ân cũng bị úng, ngập và chết rũ. Cánh đồng vừng rộng cả chục ha ở vùng đồng Tây Kho, xóm Kim Trung trước đó đã chắc hạt, quả căng mẩy, lá đã chuyển sang vàng và chuẩn bị cho thu hoạch thì sau một trận mưa to, gió lớn, vừng đổ rạp. Nước rút, quả nứt toe, thân héo rũ bốc mùi chua nên bà con đành để mặc. Nhiều diện tích vừng bắt đầu ra hoa cũng đang héo rũ và chết dần. Loại vừa xuống giống, mới ra 3 - 4 lá thì sau khi nước rút, cây vừng cũng đã thối rữa, ngập trong bùn.

Bà Nguyễn Thị Huệ, một hộ dân xóm Kim Trung cho biết: “Nhà có 2 sào vừng chuẩn bị thu hoạch thì bị mưa gió vùi dập thối rữa cả. Năm nay, vừng được mùa, dự kiến năng suất đạt khoảng 60kg/sào, với giá vừng hiện tại là 60.000 đồng/kg, nhà tôi mất trắng 7 triệu đồng”.

40/50ha vừng ở Nghi Ân cũng úng rữa do mưa ngập và nắng nóng gay gắt. Ảnh: Thanh Phúc
40/50ha vừng ở Nghi Ân cũng úng rữa do mưa ngập và nắng nóng gay gắt. Ảnh: Thanh Phúc
Chị Nguyễn Thị Hiến - cán bộ khuyến nông xã Nghi Ân cho biết: “Vừng và ớt là 2 cây trồng chủ lực của địa phương trong vụ hè thu. Do ảnh hưởng của mưa bão, sau đó là nắng gay gắt nên toàn xã có 1,2ha ớt bị chết, 40/50ha vừng bị ngập. Bộ rễ bị thối, cây úng, lá đã khô héo nên bà con không thể cứu vãn, chấp nhận nhổ bỏ, dọn sạch đồng ruộng chờ vụ xuống giống tiếp theo. Tổng thiệt hại cả vừng và ớt ước tính hàng trăm triệu đồng”.

tin mới

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ TP Vinh. Ảnh: Hải An

Hàng lậu, hàng giả vẫn hoành hành tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc xử lý từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên, vấn nạn hàng lậu, hàng giả ở Nghệ An vẫn hoành hành, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt các quy định an toàn về sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư là cần thiết. Nhưng thay vì cấm vô tội vạ ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì cần tìm những giải pháp căn cơ, khoa học hơn.

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

(Baonghean.vn) -Theo đà tăng của giá đường thế giới, thị trường đường trong nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Lợi nhuận tăng, thị trường tiêu thụ khả quan, các doanh nghiệp mía đường tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, người dân yên tâm sản xuất, gắn bó với cây mía…

Xuân Hoàng

Nông dân xã biên giới Nghệ An nuôi lợn đen chỉ bằng rau rừng

(Baonghean.vn) - Vào khu vực chăn nuôi tập trung của bản Pục, xã biên giới Nậm Giải, huyện Quế Phong, mới thấy được ý chí vươn lên, không trông chờ, ỷ lại của đồng bào các dân tộc nơi đây. Từ chăn nuôi lợn, trâu, bò… một số hộ dân bản Pục có nguồn thu cả trăm triệu đồng/năm.

Điều tiết nước

Vận hành điều tiết nước hồ chứa các Nhà máy Thủy điện Chi Khê (Con Cuông) và Khe Bố (Tương Dương)

(Baonghean.vn) - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh vừa ban hành Công văn về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa Thủy điện Chi Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông và thuỷ điện Khe Bố, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển, rà soát, cập nhật các danh mục dự án để kêu gọi đầu tư phù hợp với điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Hồ điều hoà 1 ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. Đây là hồ điều hoà lớn nhất thành phố Vinh ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Trân Châu

Những 'lá phổi xanh' ở đô thị Vinh

(Baonghean.vn) - Cùng với quá trình phát triển, thành phố Vinh đã quan tâm đầu tư hạ tầng cấp thoát nước và phát triển các mảng xanh, khu công viên, hồ nước..., góp phần  điều hòa khí hậu.