Xúc động kỷ niệm ngày Bác về thăm quê

(Baonghean.vn) - Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Bác Hồ chỉ về thăm quê được 2 lần (năm 1957 và năm 1961). 60 năm qua, trong ký ức của người dân Kim Liên (Nam Đàn) vẫn còn lưu dấu biết bao kỷ niệm xúc động trong lần đầu Người về thăm quê.

Du khách về thăm quê Bác. Ảnh: Huy Thư
Du khách về thăm quê Bác. Ảnh: Huy Thư

Với cụ Võ Hồng Thao (74 tuổi), ở xóm Sen 2 - nguyên cán bộ khu di tích Kim Liên, đó là một ngày đặc biệt đáng nhớ trong cuộc đời. Đặc biệt bởi từ ngày “Người đi tìm hình của nước”, hơn nửa thế kỷ, lần đầu tiên quê hương được đón Bác về.

Cụ Thao nhớ lại, trước đó một thời gian, người dân Kim Liên thấy bộ đội về làng dựng lên một sân khấu làm bằng tre, gỗ, nhưng tuyệt nhiên không ai biết là có việc gì. Khu vực sân vận động là vị trí trung tâm của làng nên trẻ em thường ra đó chơi. Đêm 15/6/1957, trăng soi tỏ trên ngọn đa, gió Lào thổi mạnh, trẻ em trong làng (có cả cụ Thao) vẫn vô tư vui chơi, nô đùa bên sân khấu này.

Ông Võ Hồng Thao – nguyên cán bộ khu di tích Kim Liên nhớ lại kỷ niệm ngày đón Bác về thăm quê. Ảnh: Huy Thư
Ông Võ Hồng Thao - nguyên cán bộ khu di tích Kim Liên nhớ lại kỷ niệm ngày đón Bác về thăm quê. Ảnh: Huy Thư

Sáng 16/6/1957, cụ Thao và mẹ đi cày khoai ở đồng Sen. Mùa này, người dân làng Sen đang bước vào vụ thu hoạch khoai lang chính vụ, nên sáng sớm đã ra đồng. Khi mọi người đang say sưa với công việc thì nghe tin “Bác Hồ về”, thế là cả làng bỏ mặc khoai đang thu hoạch dở trên ruộng, chân ướt, chân ráo chạy nhanh về làng. Lúc người dân ở ngoài đồng biết Bác về, thì Bác đã về nhà được một lúc và đã đến nhà thờ họ Nguyễn Sinh. Anh em cụ Thao theo dân làng ra sân vận động, lúc ấy ở đó đã đông người.

“Anh em tôi ngồi ở vị trí gần hàng đầu, nhìn thấy rõ từng cử chỉ, ánh mắt, giọng nói của Người. Bác mở đầu buổi nói chuyện bằng câu thơ “Quê hương nghĩa nặng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình” - cụ Thao nhớ lại.

Lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy Bác, nghe Bác nói, người dân Kim Liên ai cũng muốn được nhìn Bác kỹ hơn, được nghe Người nói chuyện lâu hơn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn Người đã phải chia tay bà con trong lưu luyến. Cụ Thao kể rằng: “Trước lúc lên xe, Bác có gửi tặng bà con mấy gói trà và một ít kẹo cho thiếu nhi. Anh em tôi cũng nhận được quà của Bác là 4 cái kẹo nhỏ, cầm mãi trong tay đến lúc về”.

Cây đa sân vận động làng Sen, nơi Bác Hồ từng nói chuyện trong 2 lần về thăm quê hương. Ảnh: Huy Thư
Cây đa sân vận động làng Sen, nơi Bác Hồ từng nói chuyện trong 2 lần về thăm quê hương. Ảnh: Huy Thư

Năm 1961, khi đang học tại trường Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh), cụ lại được đón Bác về thăm quê lần thứ 2. Lúc đó em gái cụ là học sinh giỏi tỉnh Võ Thị Minh Châu, được giao nhiệm vụ tặng hoa cho Bác khi Người về Kim Liên. Học xong phổ thông, cụ nhập ngũ đi đánh Mỹ. Năm 1970, cụ trở về quê hương, vinh dự làm nhiệm vụ trong Khu di tích Kim Liên đến năm 2006.

Bây giờ, tuy sức khỏe đã giảm sút, đi lại khó khăn, nhưng nhắc đến kỷ niệm trong lần Bác Hồ về thăm quê, cụ Thao không khỏi xúc động, bồi hồi. Cụ chia sẻ: “Năm tháng đã trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh Bác về thăm quê năm đó. Hai lần đón Bác về thăm, 36 năm công tác tại Khu di tích Kim Liên, tôi càng thấm nhuần tư tưởng của Người và luôn cố gắng học tập, làm theo những lời Bác dạy”.

Với cụ Nguyễn Thị Vân, tên thường gọi là bà Thoán (95 tuổi) ở xóm Sen 3, mặc dù có chồng là cụ Nguyễn Sinh Thoán làm nhiệm vụ chăm sóc tại nhà Bác, nhưng cụ cũng hết sức bất ngờ khi biết tin Bác về thăm quê.

Đêm 15/6/1957, cụ Thoán có về nói với mọi người “Mai có cán bộ về” nhưng chính cụ cũng không biết rõ là ai. Sáng hôm sau, nghe tin “Bác Hồ về”, cụ Vân liền bồng cả con nhỏ chạy sang nhà Bác. Tuy nhiên lúc cụ Vân đến, Bác Hồ và dân làng đang đi ra sân vận động. Kỷ niệm mà cụ Vân nhớ nhất là lúc đang đi trên đường làng, bà con cứ đồng thanh hô vang “Hồ Chủ Tịch muôn năm”, Bác thấy thế, liền bảo “Bà con cứ lặng thinh mà đi” nên mọi người không ai hô nữa.

Ra đến sân vận động, người dân đã đứng vòng trong, vòng ngoài. 60 năm trôi qua, giờ đã vào tuổi thượng thọ của làng, nhưng cụ Vân vẫn còn minh mẫn, luôn kể cho con cháu nghe những kỷ niệm về Bác. Cụ không giấu nổi niềm tự hào: “68 năm tuổi Đảng, hàng chục năm làm cán bộ phụ nữ xã, tôi vẫn luôn khắc ghi lời Bác dặn trong những lần Bác về thăm quê”.

Du khách xúc động nghe những mẩu chuyện về cuộc đời Bác Hồ khi thăm nhà Bác tại Khu di tích Kim Liên. Ảnh: Huy Thư
Du khách xúc động nghe những mẩu chuyện về cuộc đời Bác Hồ khi thăm nhà Bác tại Khu di tích Kim Liên. Ảnh: Huy Thư

Là gia đình ở cạnh sân vận động, nhưng cụ Nguyễn Thị Tam (95 tuổi, tên thường gọi là cố Sửu) ở xóm Sen 3 cũng chỉ biết Bác về thăm quê khi đang đi thu hoạch khoai giữa đồng. Kỷ niệm mà cụ Tam ấn tượng nhất khi Bác về năm ấy là ở sân vận động làng Sen người đông như nêm nhưng nam nữ thanh niên, phụ lão… đứng, ngồi rất trật tự.

Đặc biệt là hơn nửa thế kỷ về thăm lại quê hương, Bác vẫn nhớ rất rõ những tên xóm, tên làng. Trước đông đảo bà con, Người đã chỉ tay ra các hướng và đọc tên xóm rất chính xác: Đây Kẻ Trác, đây Thanh Đậm, đây Cường Kỵ, đây Thiện Mỹ...

Với người dân Kim Liên, hồi tưởng ngày Bác về thăm quê cách đây tròn 60 năm, mỗi người lưu giữ một khoảnh khắc, một cảm xúc riêng. Hầu hết người dân được vinh dự gặp Bác Hồ ngày ấy, giờ đã tuổi “xưa nay hiếm”, không ít người trong họ đã thành người thiên cổ. Thế nhưng, câu chuyện kỷ niệm về Bác Hồ vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, chảy mãi trong tâm khảm và tấm lòng của người dân quê Bác.

                                                Huy Thư

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.