Xung quanh việc thực hiện QĐ 63/UBND tỉnh ở các trường cấp huyện

09/05/2011 17:50

Việc giao quyền chủ động về công tác tổ chức cán bộ theo QĐ 63 ngày 02- 10- 2008 là một đổi mới mạnh mẽ của UBND tỉnh. Việc đổi mới này giúp các trường trong ngành Giáo dục chủ động trong công tác điều hành nhằm nâng cao chất lượng. Với các trường THPT đã thực hiện có hiệu quả QĐ này. Song với bậc học THCS, tiểu học và mầm non - các trường thuộc cấp huyện chưa thực hiện vì hạn chế về năng lực.

Việc giao quyền chủ động về công tác tổ chức cán bộ theo QĐ 63 ngày 02- 10- 2008 là một đổi mới mạnh mẽ của UBND tỉnh. Việc đổi mới này giúp các trường trong ngành Giáo dục chủ động trong công tác điều hành nhằm nâng cao chất lượng. Với các trường THPT đã thực hiện có hiệu quả QĐ này. Song với bậc học THCS, tiểu học và mầm non - các trường thuộc cấp huyện chưa thực hiện vì hạn chế về năng lực.


Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhằm thể chế hoá các quy định của Chính phủ về quyền tự chủ biên chế và tài chính đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

Theo một số điều của Quyết định này, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp được giao quyền chủ động về công tác tổ chức, cán bộ: được quyền quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các tổ chức trong đơn vị mình (sau khi đã được cấp trên phê duyệt); thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển, ký hợp đồng làm việc đối với viên chức; quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, viên chức từ ngạch tương đương với ngạch chuyên viên chính trở xuống; quyết định kỷ luật từ mức khiển trách đến buộc thôi việc đối với cán bộ, viên chức thuộc đơn vị quản lý.


Các cô giáo Trường mầm non Thị trấn Hoàng Mai
làm đồ dùng dạy học. - Ảnh: Hồ Lan


Ông Lưu Đức Thuyên, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, cho rằng, Quyết định63/2008/QĐ-UBND là một bước đột phá trong công tác tổ chức cán bộ đối với các trường; quyết định đã đi đúng xu hướng là tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ cho cơ sở.

Chính vì thế nên ngay từ tháng 11 năm 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên (những đơn vị trực thuộc Sở) triển khai thực hiện. Gần ba năm qua, mọi vấn đề về công tác tổ chức cán bộ đã được các đơn vị nói trên thực hiện suôn sẻ; đặc biệt, hiện tượng dôi dư giáo viên không hề xảy ra ở các đơn vị này.

Tuy nhiên điều đáng nói là các trường thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý thì hầu hết đều chần chừ, không muốn triển khai thực hiện. Lý do là chưa thể giao quyền chủ động về tổ chức cán bộ cho các trường do năng lực đội ngũ hiệu trưởng còn yếu.


Ông Ngô Quang Long, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu thừa nhận: "huyện chưa giao cho hiệu trưởng các trường THCS, tiểu học và mầm non quyền tuyển dụng giáo viên, mà cần phải bồi dưỡng thêm đội ngũ này.


Yên Thành trở thành huyện tiên phong giao quyền chủ động về tổ chức cán bộ cho các nhà trường. Nhưng theo ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng GD&ĐT huyện thì phòng cũng mới giao từng bước, như trong tuyển dụng, nâng lương.

Tuy nhiên nếu các trường trực thuộc Sở, Hiệu trưởng ra quyết định theo thẩm quyền rồi báo cáo với Sở, nếu phát hiện có sai sót, lúc đó Sở mới can thiệp thì với chúng tôi sau khi đã duyệt xong ở huyện, Hiệu trưởng mới được phép ký quyết định. Từ khi giao quyền cho Hiệu trưởng đến nay, cả huyện cũng chỉ mới tuyển thêm 09 giáo viên, đó là những người có bằng giỏi được huyện giới thiệu cho các trường và 1 trường hợp chính sách.


Ông Lưu Đức Thuyên - trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định: " thực tế các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo thực hiện rất tốt quyết định 63. Bởi lẽ Sở làm nhiệm vụ phân tích, duyệt kế hoạch của các trường trong tuyển dụng, ngân sách.

Hiện nay, tất cả các trường học từ mầm non đến bậc THPT đều có hội đồng trường. Hội đồng này có vai trò ra nghị quyết về tổ chức nhân sự của trường. Vì vậy, việc giao quyền chủ động về công tác tổ chức cán bộ cho các trường không có vấn đề gì lo ngại. Quan điểm của Sở là tiếp tục phân cấp cho hiệu trưởng các trường trực thuộc.


Thiết nghĩ, nguyên nhân mà các huyện đưa ra để không triển khai thực hiện Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND có phải do năng lực của Hiệu trưởng các trường non yếu hay vì một lý do nào khác?


T.N

Mới nhất
x
Xung quanh việc thực hiện QĐ 63/UBND tỉnh ở các trường cấp huyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO