Xứng tầm Di tích Quốc gia đặc biệt

(Baonghean) - Kim Liên - Nam Đàn, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành quê chung không chỉ của mọi người con đất Việt, mà còn là điểm đến ân tình của bạn bè Quốc tế. Trong đời mỗi người dân, ai cũng mong muốn được một lần về với "Hoàng Trù quê mẹ và Làng Sen quê cha", để hiểu hơn về cuộc đời, về nhân cách Bác Hồ. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ- TTg công nhận Khu di tích Kim Liên là Di tích Quốc gia đặc biệt. Những ngày này, cùng với chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Tiềm - Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Nghệ An, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn đang chuẩn bị lễ đón nhận danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho Khu di tích Kim Liên.

Xứng tầm Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 1

                                    Về thăm Quê Ngoại Bác Hồ.                              Ảnh: S.M


Khu di tích Kim Liên có sức lan tỏa và cuốn hút đến lạ thường. Mỗi người về với Kim Liên, từ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp công - nông, trí thức, học sinh - sinh viên và các cháu thiếu niên - nhi đồng; các nguyên thủ quốc gia, chính khách đến từ nhiều nước trên thế giới đều có chung một tình cảm đặc biệt, sự trân trọng và ngưỡng mộ sâu sắc đối với nhân cách Hồ Chí Minh. Chị Nguyễn Thị An Vinh - phó phòng Tuyên truyền, Khu di tích Kim Liên, người đã gắn bó với khu di tích suốt 17 năm, bình quân mỗi năm đón 600 đoàn khách, có ngày đón khoảng 20 đoàn. Chị không nhớ bao nhiêu câu chuyện cảm động về những tình cảm đặc biệt của du khách khi về với Kim Liên.

Chị chia sẻ: Có lần, một bác quê ở Nam Định vào tham quan mang theo một chiếc ba lô trên lưng mà theo quy định của di tích thì du khách vào tham quan phải để hành lý ở ngoài. Bác chia sẻ rằng, trước đây con bác có một ước nguyện là được một lần về thăm quê Bác, sau đó không thực hiện được. Gia đình tìm được hài cốt của con trai đã là liệt sỹ, nay về thăm quê Bác để thực hiện ý nguyện của con trai. Có nhiều bà mẹ miền Nam khi về với nơi Bác sinh ra, nghe thuyết minh về lời ru của Bà Hoàng Thị Loan đối với cậu bé Cung bằng những lời chói ngời đạo lý "Con ơi mẹ dặn câu này/Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm. Làm người đói sạch, rách thơm/Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền" đã quỳ bên chiếc võng gai khóc. Có cụ bà quê ở Bắc Ninh, ao ước trong đời được một lần về quê Bác, cuối cùng mãi đến tuổi 95 mới về được, đã bước 200 bậc lên mộ Bà Hoàng Thị Loan. Đối với du khách nước ngoài, có lần thuyết minh tại cụm di tích Làng Sen, có một du khách người Nhật Bản, sau khi nghe thuyết minh, đã nhờ phiên dịch nói lại với tôi: "Xin đồng chí cho tôi được ngồi lên tấm phản này, để tìm lại hơi ấm của Bác Hồ". Gần đây, vào hồi tháng 9 vừa qua, Khu di tích Kim Liên có đón đoàn cán bộ của Học viện An ninh Cămpuchia về quê Bác, trong đoàn có anh Săm Mon đã nói: "Nếu đến Việt Nam mà chưa đến quê Bác thì coi như chưa phải đến Việt Nam".


Khu di tích Kim Liên xây dựng năm 1956, nhằm đáp ứng tình cảm, nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu của dân tộc. Đây là nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về quê hương, gia đình, thời niên thiếu và 2 lần Bác về thăm quê năm 1957 và 1961. Khu di tích Kim Liên là di tích lưu niệm Danh nhân Hồ Chí Minh, gồm cụm di tích Hoàng Trù - nơi sinh ra Bác và nơi Người đã sống 5 năm đầu của tuổi ấu thơ; cũng là nơi chứng kiến những giây phút xúc động khi Người về thăm quê lần thứ 2 (1961); Làng Sen, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã sống những năm 1901 - 1906; cụm di tích núi Chung, nơi gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chí Minh; khu mộ Bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ, thuộc địa bàn xã Nam Giang. Khu di tích Kim Liên trở thành một trong bốn di tích đặc biệt quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Để phát huy và khai thác có hiệu quả các giá trị di sản đối với công tác giáo dục truyền thống, văn hóa gắn với khai thác tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh, du lịch về cội nguồn văn hóa, UBND tỉnh đã lập quy hoạch "Dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch" được Chính phủ phê duyệt vào tháng 7 năm 2003. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, đáp ứng được mong mỏi của đồng bào cả nước và du khách quốc tế đánh giá rất cao.


Đồng chí Nguyễn Văn Chung - Phó Giám đốc Khu di tích Kim Liên, cho biết: Hơn 55 năm kể từ ngày thành lập và mở cửa phục vụ du khách, đến nay Khu di tích Kim Liên đã đón tiếp hơn 30 triệu lượt người đến thăm viếng, báo công tưởng niệm; tham quan du lịch; nghiên cứu và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người. Bình quân mỗi năm Khu di tích đón 1,5 đến 2 triệu lượt người. Đặc biệt, năm 1990 - kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Bác Hồ, Khu di tích đã đón 4,3 triệu lượt khách tham quan.

Hơn 55 năm bảo tồn, tôn tạo di tích, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân viên Khu di tích Kim Liên đã tích cực nghiên cứu, khai thác, phát huy và đưa các giá trị di sản Hồ Chí Minh tại quê hương đến với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong cả nước và các chính khách, nhà khoa học, nghệ thuật ngoài nước. Đây thực sự là trung tâm văn hóa, tuyên truyền tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến với mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên luôn tự rèn luyện mình từ những cử chỉ, lời nói, việc làm, tăng cường học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng giao tiếp, khai thác tốt các giá trị di sản văn hóa về Bác thông qua các di tích, tài liệu, hiện vật sống động...


Dù là ai khi về với Khu di tích Kim Liên đều có những tình cảm đặc biệt đối với Bác Hồ và được học nhiều bài học giá trị cho riêng mình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lần về Khu di tích Kim Liên dâng hoa, dâng hương trước Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Bác ngày 6/9/2011, đã ghi vào sổ vàng: "Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam học tập, noi theo. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức của Người".

Từ những giá trị sâu sắc tiêu biểu, nổi bật về truyền thống lịch sử - văn hóa của quê hương và gia đình gắn với những phẩm chất tinh thần cao đẹp của một bậc vĩ nhân Hồ Chí Minh; nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện để trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia, là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Ngày 10/5/2012, Khu di tích Kim Liên đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Mai Hoa

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.