Ý nghĩa chắp tay trong nghi thức Phật giáo

Hoa Lê (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chấp tay (chắp tay) là một trong những ấn tướng quan trọng của Phât giáo. Chấp tay được biểu hiện bằng hình thức là hai bàn tay úp vào nhau, các ngón tay khít lại, lòng bàn tay rỗng không, trông như hình chiếc búp sen sắp nở.

Trên các bức tượng, phù điêu, họa ảnh… về Phật giáo ta thường thấy chư Phật, chư Bồ tát, Thánh tăng, tay thường bắt ấn quyết, đó là những ấn tướng thể hiện những ý nghĩa khác nhau trong giáo lý đạo Phật. Trong những ấn quyết đó có một ấn quyết được thực hiện nhiều khi lễ Phật, vái Phật, xá chào… gọi là hiệp chưởng, nghĩa là hai lòng bàn tay úp vào nhau.

Tượng Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt. Ảnh: Internet
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Ảnh: Internet

Sau đây là 16 ý nghĩa của chắp tay:

1. Hai bàn tay khép lại biểu thị cho hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, không tranh đấu và không làm tổn thương người khác.

2. Khoảng trống giữa hai lòng bàn tay biểu thị lý chân không, ý nghĩa là chúng ta phải ngộ nhập tính Không của vạn pháp.

3. Hai lòng bàn tay khép lại với nhau biểu thị hai tay chấm dứt vọng động, không còn phan duyên, không còn tạo nghiệp vì tham, sân, si.

4. Mu bàn tay hướng ra ngoài biểu thị ngoại cảnh lục trần, lòng bàn tay hướng vào trong biểu thị giác tâm bồ đề, vì vậy chắp tay còn có ý nghĩa là đi ngược cảnh trần, tìm về giác tâm.

5. Tay phải, tay trái là do vọng tưởng, chấp trước mà có. Kỳ thực phải hay trái đều là giả danh, đều là hư vọng. Chắp hai tay làm một, không còn có phải trái, rời tướng phân biệt, bình đẳng nhất như.

6. Mười ngón tay khép lại với nhau biểu thị mười pháp giới quy về nhất tâm, tất cả đều do tâm tạo, tất cả đều từ tâm mà biến hiện ra.

Chắp tay

7. Mười ngón tay biểu thị mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là chúng sanh trong mười phương đều bình đẳng, cũng có nghĩa là nhiếp thủ chúng sanh trong mười phương quy hướng Phật đạo. Mười ngón tay còn biểu thị cõi Phật trong mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là cúng dường chư Phật, Bồ-tát trong mười phương bằng tâm cung kính, cũng có nghĩa là nhiếp thủ công đức của cõi Phật trong mười phương để trang nghiêm tự tâm, thành tựu căn lành.

8. Phật tử gặp nhau chắp tay niệm “A Di Đà Phật” chính là quy hướng biển nguyện nhất thừa của đức Di Đà, bất thoái thành Phật. Cũng biểu thị cõi Phật mười phương cùng xưng tán A Di Đà Phật, cùng tuyên dương pháp môn Tịnh Độ.

9. Mười ngón tay chắp lại trước ngực biểu thị chúng ta phải tu mười ba-la-mật mới có thể thành Phật. Ngoài ra, mười huyền môn Hoa Nghiêm hay mười nguyện vương Phổ Hiền đều biểu thị sự viên mãn; cho nên, mười ngón tay chắp lại chính là biểu thị khả năng viên thành Phật quả.

10. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “thông hiểu”; tay phải thường động, biểu thị “thực hành”; hai tay chắp lại biểu thị hiểu và hành hợp nhất, có như vậy mới thành tựu được vô thượng bồ đề.

11. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “tự giác” (tự mình giác ngộ); tay phải thường động, biểu thị “giác tha” (giúp cho người khác giác ngộ); hai tay chắp lại biểu thị kết hợp tự giác với giác tha, có như vậy mới là hành giả Bồ-tát, có như vậy mới được giác hạnh viên mãn.

12. Tay trái biểu thị nguyện, tay phải biểu thị hạnh, hai tay chắp lại biểu thị nguyện và hạnh hợp nhất, lấy nguyện để khởi hạnh, lấy hạnh để chứng nguyện, có như vậy đại nguyện mới viên thành.

Phật tử chắp tay

13. Hai tay chắp lại biểu thị các pháp bình đẳng, không phân cao thấp. Thiền tịnh không hai, tịnh mật chẳng khác, tuy phương pháp bất đồng, nhưng bản chất giống nhau, cùng chung một mục đích.

14. Hai tay trái phải hợp thành một thể biểu thị lý “không hai”. Phiền não và bồ đề không hai, tự hành và hóa tha không hai, tự Phật và tha Phật không hai, tánh và tướng không hai…

15. Chắp tay chính giữa ngực biểu thị lý trung đạo, không chấp vào hai bên như: thường hay đoạn, không hay có.

16. Hai tay chắp lại giống như nụ hoa chưa nở, biểu thị nhân địa tu hành. Khi hoa nở cũng là lúc thành tựu bồ đề.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.