10 sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua

19/02/2017 15:13

(Baonghean.vn) - Anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị sát hại tại Malaysia; Phó Chủ tịch Samsung chính thức bị bắt giữ; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo; Cố vấn an ninh của Trump từ chức sau bê bối với Nga;... là những sự kiện đáng chú ý trên thế giới tuần qua.

1. Anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị sát hại tại Malaysia

 Anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị sát hại.
Ông Kim Jong-nam. Ảnh: Internet

Người anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam, đã bị sát hại tại Malaysia.

Ông Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Kim Jong Il. Ngoài hãng Yonhap đưa tin về vụ việc này, kênh truyền hình cáp Chosun TV cũng cho biết ông Kim Jong-nam được cho là chết ngay tại sân bay ở Malaysia.

Trước khi được cho là bị ám sát, ông Kim Jong-nam đã không còn sinh sống trong nước kể từ khi em trai Kim Jong-un lên nắm quyền vào cuối năm 2011. Đồng thời, ông cũng không nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong bộ máy chính quyền Bình Nhưỡng. Mẹ của ông là bà Sung Hae-rim, một nữ diễn viên sinh tại Hàn Quốc và đã qua đời ở Mockva, Nga.

Hiện cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 4 nghi can liên quan đến cái chết của Kim Jong-nam. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

2 . Phó Chủ tịch Samsung chính thức bị bắt giữ

Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong một ngày trước khi có lệnh bắt giữ. (Ảnh: EPA)

Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong một ngày trước khi có lệnh bắt giữ. (Ảnh: EPA)

Sáng 17/2, Tòa án quận trung tâm Seoul đã phê chuẩn lệnh bắt giữ Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong với cáo buộc hối lộ và có liên quan tới vụ bê bối chính trị của Tổng thống Park Geun-hye.

Lee Jae-yong (48 tuổi) là người thừa kế và cũng là con trai duy nhất của Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee.

Tòa án cho biết những bằng chứng mới được bổ sung cho thấy có đầy đủ căn cứ để bắt giữ Lee Jae-yong. Các công tố viên có thể giam giữ ông Lee 20 ngày trước khi chính thức đưa ra lời buộc tội.

Ông Lee bị cáo buộc đã đưa hối lộ trị giá 36 triệu USD để Tổng thống Park Geun-hye và người bạn Choi Soon-sil giành chiến thắng trong quá trình chuyển giao quyền lực của chính phủ. Họ cũng đang điều tra và thu thập thêm các bằng chứng về việc ông Lee biển thủ công quỹ của Samsung và giấu tài sản ở nước ngoài.

3. Phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên muốn "dằn mặt" ai?

Một vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap
Một vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap

“Vụ phóng diễn ra ngay sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật rõ ràng là hành động khiêu khích với Nhật Bản và khu vực”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói.

Quan chức Mỹ nói, vật thể mà Triều Tiên phóng đi là tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa bay 500km rồi rơi xuống Biển Nhật Bản. Tên lửa đạn đạo tầm trung thường có tầm bắn 3.000-5.000km, đủ xa để bao trùm Hàn Quốc nhưng không vươn được đến lãnh thổ Mỹ.

“Đây rõ ràng là hành động nhằm trực tiếp vào Nhật Bản”, Carl Schuster, Giáo sư Đại học Thái Bình Dương Hawaii và cựu giám đốc chiến dịch tại Trung tâm tình báo thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nhận định.

Mặc dù Hàn Quốc lo ngại về chương trình hạt phát triển tên lửa và hạt nhân Triều Tiên nhất, các nhà phân tích nói rằng, Bình Nhưỡng đã không còn chủ trương gây hấn, đặc biệt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị luận tội.

“Trong tháng qua, Triều Tiên đang rất cẩn thận, tránh gây căng thẳng với Hàn Quốc”, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Christopher Hill nói trên CNN. “Triều Tiên khiêu khích theo dạng này chỉ đem lại lợi ích cũng như cách phản ứng cứng rắn của Hàn Quốc”.

4. Cố vấn an ninh của Trump từ chức sau bê bối với Nga

Cố vấn Flynn là một trong những cộng sự thân thiết và lâu năm của Tổng thống Trump trong Nhà Trắng hiện nay. Ảnh: Getty.
Cố vấn Flynn là một trong những cộng sự thân thiết và lâu năm của Tổng thống Trump trong Nhà Trắng hiện nay. Ảnh: Getty.

Tối 13/2 (giờ địa phương), CNN dẫn 2 nguồn tin giấu tên cho biết Flynn đã từ chức, 3 tuần sau khi ông chính thức đảm nhận vị trí này trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Việc từ chức diễn ra sau một loạt chỉ trích việc ông Flynn có quan hệ mật thiết với chính phủ Nga. Trước khi chính thức nắm giữ vị trí cố vấn an ninh quốc gia (ngày 20/1), ông được cho là có nói chuyện với Đại sứ Nga tại Washington, ông Sergey Kislyak, về việc tháo dỡ các lệnh trừng phạt Mỹ đang áp đặt lên Nga.

Ngoài ra, ông còn nói dối Phó tổng thống Mike Pence về cuộc nói chuyện này. Việc Flynn trao đổi chính sách đối ngoại với Nga, nước được coi là đối thủ của Mỹ, bị coi là vi phạm về quy trình nghiêm trọng.

Trước đó, chính quyền ông Trump liên tục bác bỏ các cáo buộc trước công chúng. Sau khi thông tin về cuộc trò chuyện với đại sứ Nga bị công bố, ông Flynn ban đầu bác bỏ việc cuộc nói chuyện có đề cập tới việc tháo dỡ cấm vận. Nhưng sau đó người phát ngôn của ông lại nói Flynn "không thể chắc chắn chủ đề đó chưa từng xuất hiện".

5. Đập thủy điện cao nhất nước Mỹ sắp vỡ, hàng nghìn người sơ tán khẩn cấp

Đập Oroville được xả bớt nước.

Đập Oroville được xả bớt nước.

Ngày 12/2, hàng nghìn người dân sống gần Oroville, đập thủy điện cao nhất nước Mỹ đã được lệnh sơ tán khẩn cấp sau khi các nhà chức trách cảnh báo, con đập này có thể vỡ bất cứ lúc nào.

“Lệnh sơ tán khẩn cấp đối với các khu vực hạ lưu đã được ban bố. Đây không phải là một hoạt động diễn tập. Người dân không được đến gần đập Oroville” - cảnh sát trưởng hạt Butte (California) nhấn mạnh trong một thông báo được đăng tải trên mạng xã hội.

Hiện mực nước của đập cách mức đỉnh chỉ khoảng 2 mét. Các nhà chức trách bang California cho biết, để giảm bớt sức ép đối với đập thủy điện, các kỹ sư đã bắt đầu xả bớt nước khỏi hồ Oroville một cách cẩn trọng. Mực nước trong đập đã đạt gần đến dung tích tối đa sau nhiều tuần mưa lớn kéo dài và tuyết rơi dày, đe dọa sẽ cuốn trôi những khối bê tông khổng lồ và khiến con đập đổ sập. Khi đó, khu vực phía bắc California có thể phải hứng chịu một trận lũ ngoài tầm kiểm soát.

Trong tuần trước, Thống đốc bang California Jerry Brown đã yêu cầu cơ quan xử lý các tình trạng khẩn cấp liên bang ban bố tình trạng thảm họa do lũ lụt và lở đất sau bão. Hiện khoảng 16.260 người dân đang sinh sống ở khu vực xung quanh đập Oroville. Con đập này cao 230 mét, được xây dựng trong giai đoạn 1962-1968, là đập thủy điện cao nhất nước Mỹ.

6. Cựu Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier được bầu làm tân Tổng thống Đức

Ông Frank-Walter Steinmeier nhận hoa chúc mừng từ Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Ông Frank-Walter Steinmeier nhận hoa chúc mừng từ Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Ngày 12/2, cựu Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier đã được bầu làm tân Tổng thống Đức sau khi giành được 931 phiếu trên tổng số 1.239 phiếu bầu hợp lệ từ các nghị sỹ Quốc hội và đại diện tới từ 16 bang của nước này. Trong vòng bỏ phiếu nói trên, 103 người đã bỏ phiếu trắng và 14 lá phiếu được cho là không hợp lệ.

Ông Steinmeier, 61 tuổi, là một thành viên của đảng Dân chủ Xã hội và là một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất ở Đức. Ông đã nắm giữ cương vị Ngoại trưởng trong 2 nhiệm kỳ và vừa rời khỏi vị trí này trong tháng 1 năm nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chúc mừng chiến thắng của ông Steinmeier và bày tỏ niềm tin vào sự lãnh đạo của tân Tổng thống: “Tôi tin tưởng ông ấy sẽ dẫn dắt đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Trong hệ thống chính trị Đức, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia nhưng không được trao nhiều quyền lực trong việc điều hành đất nước. Theo dự kiến, ông Steinmeier sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 18/3 sau khi Tổng thống đương nhiệm Joachim Gauck rời nhiệm sở.

7. Nga tuyên bố không trả lại Crimea cho Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: Sputnik)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: Sputnik

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 15/2 tuyên bố Mockva sẽ không “trả lại” Crimea về Ukraine như đề nghị do Nhà Trắng đưa ra trước đó.

“Chúng tôi sẽ không trả lại lãnh thổ của chúng tôi. Crimea là một phần lãnh thổ của Liên bang Nga”, RT dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói trong cuộc họp báo hàng tuần về các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Nga.

Tuyên bố trên của đại diện Bộ Ngoại giao Nga được cho là nhằm đáp trả bình luận trước đó của Nhà Trắng liên quan đến vấn đề Crimea. Cụ thể, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer đã nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 14/2 rằng Tổng thống Donald Trump bày tỏ quan điểm cứng rắn với Nga và hy vọng Mockva sẽ trả lại bán đảo Crimea, khu vực mà nước này sáp nhập vào lãnh thổ của mình từ năm 2014.

Tuyên bố trên của ông Spicer ngay lập tức vấp phải sự phản đối từ phía các nghị sĩ Nga, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Nga) Viktor Ozerov.

8. Cấm tổ chức lễ Valentine ở Palestine

Người dân Pakistan phản đối tổ chức Lễ tình nhân. Nguồn: Daily Mail  ------------ Xem thêm: , http://vietbao.vn/The-gioi/Cam-to-chuc-le-Valentine-o-Palestine/442917371/159/ Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Người dân Pakistan phản đối tổ chức Lễ tình nhân. Nguồn: Daily Mail

Trước ngày Lễ tình yêu đúng một ngày, Tòa án Tối cao Pakistan đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động chào mừng ngày Valentine trên khắp cả nước.

Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới ra lệnh cấm tổ chức ngày Valentine. Theo đó mọi hoạt động lễ hội liên quan đến ngày Lễ tình yêu này sẽ không thể diễn ra ở những nơi công cộng tại Pakistan. Phán quyết trên được ban hành bởi Tòa án Tối cao Islamabad sau khi nhận đơn của một công dân có tên Abdul Waheed, người này ngay sau đó trở nên nổi tiếng.

Người làm đơn phân tích với tòa án rằng ngày Valentine không phải là truyền thống của người Hồi giáo và hoạt động xúc tiến ngày này trên truyền thông và mạng xã hội cần được ngăn chặn. Cuối cùng, tòa án đã chấp nhận đơn và ra lệnh chính quyền các địa phương hành động ngăn chặn hoạt động chào đón ngày Lễ tình yêu trên toàn quốc.

Tòa án nêu rõ lệnh cấm phải được áp dụng ngay lập tức. Tòa cũng đề nghị Bộ Thông tin, Cơ quan quản lý truyền thông điện tử Pakistan và thị trưởng Islamabad phải đảm bảo lệnh cấm được thực hiện nghiêm túc.

9. Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt hơn 60.000 phiến quân IS

Liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích phá hủy một mục tiêu ở Raqqa, Syria.  ------------ Xem thêm: , http://vietbao.vn/The-gioi/My-tuyen-bo-da-tieu-diet-hon-60000-phien-quan-IS/410862472/432/ Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích phá hủy một mục tiêu ở Raqqa, Syria.

Hôm 15/2, tướng Raymond Thomas, chỉ huy Bộ Tư lệnh các lực lượng đặc nhiệm Mỹ tuyên bố, Mỹ cùng các đồng minh đã tiêu diệt hơn 60.000 phiến quân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch chống khủng bố, trong đó bao gồm các chiến dịch truy quét các thủ lĩnh cấp cao của IS. Trong những tuần gần đây, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã đẩy mạnh các cuộc không kích nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố ở Raqqa (Syria).

Còn tại Iraq, quân đội nước này dưới sự hậu thuẫn của Mỹ vẫn tiếp tục chiến dịch ở Mosul và giành quyền kiểm soát nhiều khu vực ở phía đông thành phố lớn thứ 2 đất nước. Theo ước tính, hàng nghìn phiến quân IS đã bị tiêu diệt trong các cuộc giao tranh ở Mosul.

Số liệu phiến quân bị tiêu diệt do Mỹ cung cấp có sự khác biệt so với con số được Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái. Theo đó, ông Fallon tiết lộ, hơn 25.000 phần tử IS đã bị tiêu diệt, thấp hơn nhiều so với số lượng Mỹ công bố.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
10 sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO