15 ngày sau lũ quét, nhiều gia đình ở Kỳ Sơn vẫn chưa thể về nhà

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Các ngả đường vẫn còn ngổn ngang đất đá, cây cối và vật dụng sinh hoạt gia đình đã hư hỏng… Một số ngôi nhà mặc dù đã được dọn sạch đất, đá nhưng trống trơn, bà con chưa quay về ở. Đó là những hình ảnh sau 15 ngày xảy ra trận lũ ống, lũ quét lịch sử trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Clip: Xuân Hoàng - Quang An

Sống tạm ở nhà người thân

Theo ghi nhận của P.V, sau 15 ngày xảy ra trận lũ quét, với sự nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng, chính quyền và nhân dân, lượng đất đá tại các tuyến đường, các trụ sở cơ quan, tổ chức đoàn thể và khu vực khối 1, thị trấn Mường Xén đã cơ bản được máy móc nạo vét; bà con dần trở lại cuộc sống, làm việc thường nhật.

Tuyến đường vào bản Sơn Hà, xã Tà Cạ vẫn còn ngổn ngang, ô tô chưa thể đi vào. Ảnh: Quang An

Tuyến đường vào bản Sơn Hà, xã Tà Cạ vẫn còn ngổn ngang, ô tô chưa thể đi vào. Ảnh: Quang An

Mặc dù vậy, khi vào xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, trước mắt chúng tôi vẫn là cảnh tan hoang và chưa có gì khả quan hơn đối với cuộc sống của người dân. Tại những khu vực này, do các phương tiện không thể đi vào nên việc khắc phục thiệt hại vẫn hoàn toàn bằng sức người. Mặc dù các tuyến đường chính từ thị trấn Mường Xén vào bản Hòa Sơn đã được thu dọn, nhưng tuyến đường vào các bản Sơn Hà, Bình Sơn 1, Bình Sơn 2 vẫn còn ngổn ngang, xe ô tô vẫn chưa thể vào được. Chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục hỗ trợ bà con.

Căn nhà của chị Vi Thị Mai bị cuốn trôi hoàn toàn, trơ nền đất, gia đình phải ở tạm nhà người thân 2 tuần qua. Ảnh: Xuân Hoàng

Căn nhà của chị Vi Thị Mai bị cuốn trôi hoàn toàn, trơ nền đất, gia đình phải ở tạm nhà người thân 2 tuần qua. Ảnh: Xuân Hoàng

Đứng trước nền đất trống trơn, chị Vi Thị Mai ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ ngậm ngùi nói, trận lũ vừa qua đã cuốn trôi toàn bộ ngôi nhà sàn 3 gian và tài sản trong nhà, giờ chỉ còn trơ lại nền nhà chất đầy đất và đá núi. Suốt từ 15 ngày nay, cả gia đình 4 người phải đi ở nhờ nhà người thân. Tình cảnh này không biết kéo dài đến lúc nào. Nhìn dòng Huồi Giảng đang đổ nước, chị Mai nghẹn ngào: “Mong rằng Nhà nước sớm bố trí vùng tái định cư để gia đình sớm ổn định cuộc sống, chứ không dám làm nhà ở đây nữa”.

Dù không bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, nhưng gia đình ông Lô Trung Hải, bà La Thị Mai (ngoài 70 tuổi) bị nước lũ gây hư hỏng gần như toàn bộ tài sản trong nhà và một số bức tường đổ sập. Đến nay, mới chỉ khắc phục được một phần nào. Ông Lô Trung Hải cho hay, do tuổi cao nên ông bà không đủ sức để khắc phục, mà chờ các chú bộ đội biên phòng đến giúp đỡ. Cả gia đình vẫn phải ở nhờ nhà người thân, thiếu thốn đủ bề.

Căn nhà bà La Thị Mai, bản Hòa Sơn vẫn còn ngổn ngang, không thể tiếp tục ở lại. Ảnh: Quang An

Căn nhà bà La Thị Mai, bản Hòa Sơn vẫn còn ngổn ngang, không thể tiếp tục ở lại. Ảnh: Quang An

Thăm lại gia đình ông Hạ Giống Hùa ở bản Sơn Hà là một trong những hộ bị nước lũ cuốn trôi toàn bộ tài sản trong nhà. Mặc dù gia đình đã thu dọn hết đất đá nhưng căn nhà trông như nhà hoang, trống hoác.

Ông Hạ Giống Hùa cho hay, mặc dù gia đình đã được hỗ trợ được ít tiền mặt, nhưng chưa dám mua sắm đồ đạc sinh hoạt gì để trở về ngôi nhà của mình sinh sống, bởi lo sợ sạt lở núi, xung quanh nhà xuất hiện nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao. Trước mắt gia đình vẫn phải ở nhờ nhà người khác đã.

Nhiều ngôi nhà vẫn còn lớp bùn đất dày, chưa thể cào vét hết sau 2 tuần. Ảnh: Xuân Hoàng

Nhiều ngôi nhà vẫn còn lớp bùn đất dày, chưa thể cào vét hết sau 2 tuần. Ảnh: Xuân Hoàng

Theo ghi nhận của P.V, hiện nay vẫn còn khoảng 100 hộ dân đang nương nhờ tại nhà người thân vì nhà cửa đã bị cuốn trôi và nằm trong vùng nguy cơ cao, số tiền được hỗ trợ trong thời gian qua bà con chủ yếu lo cho việc sinh hoạt hàng ngày vì chưa có nhà nên chưa thể sắm lại tài sản.

Cấp thiết tái định cư cho người dân

Hiện nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An vẫn đang bám trụ để giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả. Đại úy, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng của Đồn Biên phòng Keng Đu Bùi Văn Ngọc chia sẻ: "Từ ngày xảy ra trận lũ ống, lũ quét 2/10 đến nay, đơn vị luôn duy trì trên 10 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp giúp dân. Dù lũ đã qua 15 ngày, nhưng vùng tâm lũ vẫn còn ngổn ngang đất, đá, cây cối… chưa thể xử lý hết được. Nhiều ngôi nhà vẫn chưa được dọn dẹp đất đá. Vì vậy, công việc hiện nay của anh em là tiếp tục giúp dân xúc đất ra khỏi nền nhà, dọn dẹp vệ sinh môi trường, giải phóng dần lượng đất đá trên các tuyến đường nội bản. Nói chung gia đình nào cần hỗ trợ gì thì anh em sẵn sàng giúp đỡ".

Lực lượng chức năng vẫn bám trụ trong nhiều ngày qua hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại. Ảnh: Quang An

Lực lượng chức năng vẫn bám trụ trong nhiều ngày qua hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại. Ảnh: Quang An

Bản Hòa Sơn là trung tâm ảnh hưởng của trận lũ ống, lũ quét vừa qua, nên số hộ bị ảnh hưởng lớn nhất, với 38 ngôi nhà bị nước cuốn trôi và đổ sập. Ông Vi Văn Truyền - Trưởng bản Hòa Sơn cho biết: Đối với những hộ bị lũ cuốn trôi nhà cửa, mất hết tài sản, thì bà con chưa thể ổn định cuộc sống. Với những hộ bị ảnh hưởng nhẹ hơn, dù họ đã thu dọn, có chỗ sinh hoạt tạm thời, nhưng đối diện với nhiều khó khăn, vì không biết làm gì để cải thiện cuộc sống. Bởi ruộng đồng bị đất đá vùi lấp, chuồng trại bị hư hỏng, chưa khắc phục được để chăn nuôi, nước sinh hoạt vẫn thiếu…

Lượng bùn đất trong các nhà dân tiếp tục được đào dọn. Ảnh: Xuân Hoàng

Lượng bùn đất trong các nhà dân tiếp tục được đào dọn. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Vi Văn Truyền cho rằng, không chỉ những hộ bị mất nhà cửa, mà hàng trăm hộ khác không nên ở đây nữa, bởi nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở núi rất cao. Hiện tại, rất nhiều điểm có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào, do vậy những lúc có mưa to là các hộ nằm trong vùng nguy hiểm buộc phải sơ tán. Vì thế, Nhà nước cần sớm có giải pháp tái định cư cho 73 hộ đến nơi ở an toàn.

Dù không bị cuốn trôi nhưng hầu hết các ngôi nhà bản Hòa Sơn đều không thể ở lại được, do đó, cần phải có nơi tái định cư an toàn cho người dân. Ảnh: Quang An

Dù không bị cuốn trôi nhưng hầu hết các ngôi nhà bản Hòa Sơn đều không thể ở lại được, do đó, cần phải có nơi tái định cư an toàn cho người dân. Ảnh: Quang An

Hiện nay, ngoài vấn đề lương thực, thực phẩm thì nước sạch là quan trọng nhất đối với bà con. Do các công trình nước sinh hoạt tự chảy đã hư hỏng, nên những ngày qua, lực lượng chức năng và các hộ dân trong bản vào rừng tìm nguồn nước, đóng góp tiền mua đường ống dẫn nước về cho bà con sử dụng miễn phí tại 2 điểm cung cấp nước, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế tạm thời.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Ngoài các vấn đề dân sinh sau lũ thì cấp thiết hiện nay là lập khu tái định cư mới cho bà con ổn định cuộc sống. Do vậy, thời gian qua, huyện đã tích cực khảo sát một số địa điểm trên địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ, tuy nhiên thuận lợi nhất vẫn là khu vực trên địa bàn bản Cầu 8, xã Tà Cạ, với diện tích khoảng 10 ha. Đây là khu vực thuận lợi cho việc tạo mặt bằng làm nhà ở, giao thông, trường học và nguồn nước sinh hoạt, điện lưới…

Những món quà động viên tiếp tục được gửi đến bà con, giúp bà con ổn định dần cuộc sống. Ảnh: Quang An

Những món quà động viên tiếp tục được gửi đến bà con, giúp bà con ổn định dần cuộc sống. Ảnh: Quang An

Trước đó, vào sáng sớm ngày 2/10, tại địa bàn các bản: Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 và Bình Sơn 2 của xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) xảy ra trận lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề. Với 55 căn nhà bị sập hoàn toàn; hàng chục ngôi nhà bị nứt, đổ; nhiều tài sản của người dân và Nhà nước hư hỏng, cuốn trôi. Ước tính tổng thiệt hại trên 215 tỷ đồng./.

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.