45 quốc gia đã ra lệnh cấm bay đối với Boeing 737 Max

Theo Minh Phương (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trong khi cơ quan quản lý hàng không Mỹ cho rằng, "không có căn cứ" để ngừng bay đối với Boeing 737 Max 8 sau 2 tai nạn thảm khốc của Ethiopian Airlines và Lion Air thì ít nhất 45 quốc gia đã đồng loạt ngừng bay hoặc đóng cửa không phận đối với loại máy bay này.
Một máy bay Boeing 737 Max 8. Ảnh: Reuters
Một máy bay Boeing 737 Max 8. Ảnh: Reuters
Sputnik cho biết, Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) ngày 12/3 đã ra thông cáo chính thức đóng cửa không phận EU đối với toàn bộ máy bay Boeing 737 Max 8. Do quyết định này, hàng loạt chuyến bay đã phải chuyển hướng khỏi không phận EU, trong đó có 2 máy bay phải chuyển hướng khỏi sân bay Prague thuộc Cộng hòa Séc trong ngày hôm qua.

“EASA sẽ tiếp tục đánh giá các dữ liệu. Các cuộc điều tra vẫn đang diễn ra, do vậy còn quá sớm để đưa ra bất cứ kết luận nào về nguyên nhân vụ tai nạn”, thông cáo của Cơ quan an toàn hàng không châu Âu cho biết khi đề cập đến vụ rơi máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines hôm 10/3 khiến 157 người thiệt mạng.

Trước khi EU có động thái này, hàng loạt quốc gia cũng đã cấm bay đối với phi đội Boeing 737 Max 8, trong đó có Trung Quốc, Indoensia, Singapore, Australia, Anh, Ấn Độ. Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tính đến ngày 12/3, ít nhất 45 quốc gia đã ngừng bay hoặc đóng cửa không phận với Boeing 737 Max 8.

Nhiều hãng hàng không trên thế giới cũng có những động thái độc lập về việc ngừng bay với loại máy bay này, trong đó có Ethiopian Airlines (Ethiopia), Eastar Jet (Hàn Quốc), Comair Airways (Nam Phi), Aerolineas Argentinas (Argentina), Aeromexico (Mexico), Norwegian Air (Na Uy), Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ).

Reuters dẫn thống kê của trang mạng Flightglobal ngày 12/3 cho biết, khoảng 40% trong tổng số 371 chiếc Boeing 737 MAX đang được các hãng hàng không khai thác trên toàn cầu đang bị tạm ngưng hoạt động, trong đó bao gồm 97 máy bay tại thị trường lớn nhất là Trung Quốc.

Vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines xảy ra chỉ vài tháng sau vụ rơi máy bay của Lion Air (Indonesia) khiến 189 người thiệt mạng. Hiện chưa thể kết luận hai vụ tai nạn do cùng nguyên nhân, nhưng chúng có những điểm tương đồng khi đều liên quan đến máy bay Boeing 737 Max 8 và đều rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh.

Vụ tai nạn đã khiến cổ phiếu của Boeing mất giá mạnh những ngày qua. Theo Bloomberg, tính đến hôm qua, cổ phiếu của tập đoàn này giảm gần 12%, khiến giá trị thị trường của hãng bốc hơi khoảng 27 tỷ USD.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.