5 phút Ký ức Việt Nam mỗi ngày trên VTV

Ðúng ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám (19-8-2013), VTV1 sẽ phát tập phim tài liệu đầu tiên trong chuỗi phóng sự tài liệu Ký ức Việt Nam lâu nay vẫn nằm trong kho phim tư liệu khổng lồ thời chiến tranh của Hãng truyền hình Nhật Bản NDN.

 

                                          Ảnh do VTV cung cấp

Sau ba năm thương thảo để có được bản phim nhựa màu duy nhất, hai năm mò mẫm đánh vật với kho ký ức hình ảnh chất đầy một căn phòng lớn, các phóng viên của Ban thời sự VTV1 cùng với đồng nghiệp đã cho ra mắt những tập đầu tiên của Ký ức Việt Nam.

Lịch sử khách quan nhưng lịch sử cũng có trái tim

Miền Bắc Việt Nam những năm 1960. Một nhóm các nhà làm phim của Hãng truyền hình Nhật Bản NDN đặt chân đến Hà Nội và xin được diện kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyện vọng của họ là được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý. Ðó là hãng truyền hình quốc tế duy nhất có văn phòng đại diện ở Hà Nội những năm tháng ấy.

Và với sự chấp thuận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NDN đã trở thành hãng truyền hình quốc tế duy nhất đưa toàn bộ thông tin, hình ảnh về miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ 1964-1981, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất: khi cuộc ném bom bắt đầu (tháng 2-1965) cho đến khi hòa bình lập lại trên toàn VN sau hiệp định Paris.

17 năm, đều đặn mỗi ngày, các nhà làm phim truyền hình Nhật Bản, với máy quay phim nhựa 16 li, vác máy đi khắp Hà Nội và những vùng lân cận để thu vào ống kính những gì họ nhìn thấy: Fidel với dáng người cao lớn được các em thiếu nhi VN ôm hôn, Bác Hồ ngồi bệt trước thềm Phủ chủ tịch trò chuyện thoải mái với một nhóm bạn bè nước ngoài, Tổng bí thư Lê Duẩn đi thăm một gia đình Hà Nội ngày giáp tết, hay một cuộc thi bơi của phong trào thể thao quần chúng ở bể bơi 10-10 (Ba Ðình), một cảnh ngoạn mục nhảy từ trên cầu Thê Húc xuống hồ Gươm xanh trong để tắm mát một chiều hè của những cậu trai phố cổ, một cảnh làm thủy lợi chống hạn của bà con nông dân miền Bắc, một cảnh tang thương đổ nát khi nhà máy ximăng Hải Phòng bị bom Mỹ giội xuống, nụ cười rạng rỡ của một chị hàng hoa trên phố Hàng Lược ngày tết...

Chừng mực, chỉn chu và khách quan như bản tính người Nhật, 1.510 phóng sự truyền hình với 6.000 phút phim suốt một chặng đường lịch sử được tính bằng thời tuổi trẻ của một con người. Phim được bảo quản rất tốt, không xước, không nhòe, không mốc, với nguyên bản lời dẫn tiếng Nhật được phát trên sóng NDN hoặc các đài phương Tây lấy lại vào thời điểm ấy.

"Một kho tư liệu vô cùng quý giá không chỉ với chúng tôi, những người làm truyền hình, mà với tất cả chúng ta, những người VN đã trải qua những năm tháng ấy hay hoàn toàn sinh ra sau chiến tranh. Nó quý vì chân thực và khách quan. Nhưng nó cũng quý vì đầy tình người, đầy sự đồng cảm và chia sẻ với chúng ta trong chiến tranh. Chính vì thế mà VTV muốn giới thiệu với tất cả công chúng của mình" - nhà báo Lê Quang Minh, trưởng phòng các vấn đề thời sự của VTV1, nói rất nồng nhiệt.

"Mong có nhiều người nhận ra mình trong Ký ức Việt Nam"

Một điều bất ngờ cho nhóm làm phim của VTV1 khi tiếp quản kho phim là họ không ngờ nó lớn đến thế, khối lượng công việc nhiều như thế, và nhất là những thứ họ... "không biết là gì" trong phim lại nhiều đến vậy. Ðơn cử: một khu nhà xưởng bốc cháy sau loạt bom, phóng sự có lời bình rất ngắn, không xác định được đối tượng. Và vì vậy, hẳn một ban cố vấn đã được thành lập: nhà quay phim kỳ cựu Nguyễn Hữu Tuấn, đạo diễn NSND Thanh Vân, nhà báo - nhà "bao cấp học" Nguyễn Ngọc Tiến, nhà văn "giai phố cổ" Nguyễn Việt Hà. Sứ mệnh của ban cố vấn thật giản dị nhưng không đơn giản: với mỗi khuôn hình "chưa xác định", phải chỉ rõ: Ai? Ở đâu? Như thế nào? Và nếu vẫn chưa xác định chắc chắn thì cần phải tìm ai nữa để hỏi cho bằng được.

Nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn nói: "Thật là một cuộc hội ngộ kỳ lạ. Năm 1968 tôi 20 tuổi, đang học lớp quay phim, chúng tôi đi thực tập bằng cách vác máy quay ra đường phố Hà Nội. Và chúng tôi gặp các nhà quay phim Nhật Bản - những người nước ngoài có thể nói là duy nhất ở Hà Nội thời điểm đó. Chúng ta đã không quay được nhiều như vậy vì không có nhiều phim nhựa để quay, chúng ta cũng không giữ được vì chiến tranh, vì khí hậu. Quá nhiều thứ đã mất đi theo thời gian, và nhìn những hình ảnh này càng thấy phải có cách nào lưu giữ lại ký ức cho chính xác. Có nhiều thứ mà thế hệ tôi đương nhiên ai cũng biết, nhưng các bạn trẻ thì cũng đương nhiên không thể biết, ví dụ như hình ảnh nhà máy ximăng Hải Phòng trong phim. Việc của chúng tôi là phải xác định rõ những điều tưởng như đã rõ ấy".

Các nhà báo Xuân Tùng và Gia Hiền đang khá lo lắng vì tiến độ "giải phim" của êkip mình: "Chúng tôi đã làm được 16 tập hoàn chỉnh và đang dựng 15 tập nữa, đủ gối đầu cho hai tháng. Lượng tư liệu cần được xử lý quá nhiều, các nhân chứng lịch sử xuất hiện trong phim cần được xác định tên tuổi và cần gặp lại cũng quá nhiều. Các nhà làm phim Nhật quay tư liệu để phát hằng ngày trên truyền hình Nhật ngày đó nên họ có rất ít những dẫn giải cần thiết cho "người trong cuộc" như chúng ta".

Cũng bởi thế, điều mà êkip làm phim mong mỏi nhất khi phim lên sóng là: sau chừng hai tuần đầu, mọi người bắt đầu quan tâm đến chương trình và sẽ nhận ra bản thân mình, hoặc cha mẹ, chú bác, họ hàng, anh em, hay ngôi nhà, khu phố, kỷ vật ngày đó của mình, và sẽ có phản hồi, câu chuyện Ký ức Việt Nam sẽ được nối dài vì bản thân series phim chưa hề kết thúc.

Theo Tuổi trẻ - TH

tin mới

Đoá hồng nhung trên đá

Đoá hồng nhung trên đá

(Baonghean.vn) - Ở Trường THPT Đô Lương 2, các giáo viên, học sinh nhiều thế hệ vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của cô giáo dạy môn Địa lý Nguyễn Thị Kim Nhung bằng sự yêu thương, ngưỡng mộ và tự hào. Như một đoá hoa trên sỏi đá, giữa sóng gió cuộc đời, cô mạnh mẽ sống và trọn vẹn trao đi.

Sức khỏe sinh sản

Cục Dân số tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 29/11, tại Trường Trung học cơ sở Nghi Thái (Nghi Lộc), Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ, Cục Dân số - Bộ Y tế phối hợp với Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông trực tiếp chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình.

Kỳ thi

Phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh

(Baonghean.vn) - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được hơn 2 năm, nhưng việc lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn đang được cân nhắc. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa ra phương án 4 môn thi và nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

(Baonghean.vn) - Những dãy nhà bán trú bằng gỗ của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn) được dựng lên hàng chục năm nay bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an cho thầy và trò. Để dạy học, giáo viên nhà trường buộc phải khắc phục bằng cách chống đỡ tạm bợ.

Gieo chữ ở vùng khó

Gieo chữ ở miền khó

(Baonghean.vn) - Ở những huyện miền núi cao Nghệ An, mỗi bước trưởng thành của học trò luôn in đậm dấu ấn của thầy giáo, cô giáo. Và vì tình yêu với học trò vùng cao, vì tình yêu nghề, nhiều người đã nguyện ở lại, vượt qua mọi khó khăn, từ đó gặt hái được thành quả.

Nhà giáo Nguyễn Minh Tú

Trung tá, nhà giáo Nguyễn Minh Tú: 'Vinh dự là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc'

(Baonghean.vn) - Thầy giáo Nguyễn Minh Tú - giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn gặp mặt và tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

(Baonghean.vn) - Trong 24 giáo viên của tỉnh Nghệ An được "Quỹ Phát triển tài năng giáo dục” khen thưởng năm nay, có 2 giáo viên là thầy Lê Văn Hậu đến từ huyện Quỳnh Lưu và thầy Nguyễn Nhật Đức đến từ huyện Thanh Chương, để lại trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh nhiều dấu ấn đặc biệt.

Xóa mù

Nghệ An xây dựng nhiều chính sách cho công tác xóa mù chữ

(Baonghean.vn) - Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là những nỗ lực thầm lặng trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cũng đã mở ra nhiều cánh cửa để người dân được tiếp thu kiến thức, nâng cao dân trí và phát triển nghề nghiệp.