9 lời khuyên cho tân sinh viên tự thiết kế năm thứ nhất hoàn hảo

Bẫy lừa, rớt môn, đa cấp… - bị "vây quanh" bởi quá nhiều thông tin như thế, vừa háo hức vừa hoang mang, tân sinh viên làm gì để bắt đầu cuộc sống đại học một cách tự tin?

Từ chia sẻ của các sinh viên, cựu sinh viên, chuyên gia, Tuổi Trẻ Online gửi đến các tân sinh viên 9 lời khuyên để tự thiết kế một năm nhất hoàn hảo.

Sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tham gia một chuyên đề về phương pháp học đại học hiệu quả - Ảnh: Mạnh Khang
Sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tham gia một chuyên đề về phương pháp học đại học hiệu quả - Ảnh: Mạnh Khang

1. Học vẫn là quan trọng nhất

Nhớ là dù làm gì, ở hoàn cảnh nào hay ở bất cứ thời điểm nào, việc học vẫn là quan trọng nhất. Ghi nhớ điều này sẽ giúp bạn sắp xếp ưu tiên những công việc, hoạt động phù hợp.

Nhưng như thế không có nghĩa là bạn trở thành mọt sách - chỉ biết đăm đăm vào lý thuyết. Học còn có nghĩa là học kỹ năng chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, trau dồi ngoại ngữ, tìm hiểu thực tế công việc…

2. Đối mặt với những lựa chọn

Chuyên gia tâm lý, tiến sĩ Huỳnh Anh Bình - giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP.HCM - cho rằng một trong những khó khăn mà tân sinh viên phải giải quyết ở môi trường đại học chính là sự lựa chọn. 

Bạn phải "tập quen" với việc đưa ra quyết định như ở trọ hay ở ký túc xá, học theo chương trình hay học vượt, làm thêm hay không làm thêm, tham gia CLB này hay CLB khác…

Nguyên tắc quan trọng nhất là xác định mục tiêu để căn cứ vào đó đưa ra những lựa chọn phù hợp.

3. Tư duy chiến lược

TS Huỳnh Anh Bình đặt vấn đề: Có tư duy sáng tạo bạn có thể làm giàu, nhưng chỉ khi có tư duy chiến lược, bạn mới có thể phát triển bền vững.

Nghĩa là mỗi tân sinh viên phải biết hình dung bản thân trong tương lai sẽ là người như thế nào, đặc thù công việc ra sao, từ đó tìm cách hài hòa giữa việc học và những trải nghiệm khác.

Theo nhiều doanh nhân, rất đông sinh viên ra trường không biết mình có năng lực gì nên khi được hỏi em nghĩ mình có thể làm gì trong doanh nghiệp, họ chỉ biết cười trừ: "Anh chị thấy em hợp với việc gì thì cho em làm việc đó".

Một sân chơi học thuật của sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: Mạnh Khang
Một sân chơi học thuật của sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: Mạnh Khang

4. Thận trọng với những lời "mời chào"

Với kinh nghiệm hỗ trợ sinh viên TP giải quyết khó khăn trong đời sống và việc làm thêm, anh Lê Xuân Dũng - phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM - nhận định đa phần tân sinh viên từ các tỉnh về TP học chưa có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nên khó có sự nhận biết và cảnh giác.

Nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, không có người thân bên cạnh, lại ít chịu hỏi ý kiến người lớn và vội vã đưa ra quyết định nên dễ dàng trở thành đối tượng bị lừa đảo, đặc biệt bởi các hệ thống đa cấp với lời mời chào hấp dẫn "việc nhẹ lương cao"…

5. Chứng tỏ công dân 4.0

Theo anh Lê Xuân Dũng, sinh viên thời đại này phải biết tận dụng ưu thế công nghệ trong tìm hiểu và xác thực thông tin. Với những thông tin không chính thống tràn lan trên mạng xã hội, tân sinh viên phải bình tĩnh và lý trí trong tiếp cận và bày tỏ quan điểm.

Khi xin việc, nếu bạn dành thêm thời gian tìm kiếm trên mạng thông tin về công ty, bạn sẽ biết thêm đánh giá từ mọi người, từ báo chí để biết đây là tuyển dụng thật hay lừa đảo... Bạn còn có thể biết chính xác số điện thoại, email liên hệ, địa chỉ của công ty để tránh bị lừa đảo.

6. Ổn định trước, làm thêm sau

Tân sinh viên nên ổn định cuộc sống trước vì năm đầu chưa quen với phương pháp học mới, bạn sẽ rất bỡ ngỡ. Sau khi ổn định nhịp sống và thời khóa biểu, hẵng tính tới làm thêm.

Ngoài lưu ý tìm việc từ các anh chị đã có kinh nghiệm, các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín thì tân sinh viên phải nghĩ đến tính phù hợp với thời khóa biểu, khoảng cách địa lý trong di chuyển nhằm đảm bảo tiết kiệm nhất về sức lực và thời gian.

Sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tham gia một chuyên đề về phương pháp học đại học hiệu quả. Ảnh: Mạnh Khang
Sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tham gia một chuyên đề về phương pháp học đại học hiệu quả. Ảnh: Mạnh Khang

7. Sắp xếp hài hòa các hoạt động

Tâm lý số đông tân sinh viên là háo hức với cái mới, muốn tham gia tất cả các hoạt động, trải nghiệm mọi thứ… Điều này là tốt nhưng việc gì cũng có hai mặt. 

Tham gia hoạt động Đoàn - Hội, CLB hay làm thêm sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng và những trải nghiệm quý báu, nhưng nếu không biết sắp xếp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thời gian và việc học.

Ngược lại, nếu biết sắp xếp hài hòa giữa học và vui chơi giải trí, các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, tiếp thêm năng lượng.

8. Tìm hiểu về pháp luật

Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng tân sinh viên nên làm quen với các khái niệm pháp lý để chủ động trong cuộc sống, đơn cử như chuyện làm hợp đồng khi thuê trọ hay làm thêm.

Hợp đồng sẽ giúp bạn tránh rắc rối pháp lý như không được trả lương, mất việc hoặc bị đuổi khỏi nhà trọ không rõ lý do, bị lừa tiền, phải trả thêm các loại phí...

9. "Săn" học bổng, cơ hội giao lưu

Sinh viên nên thường xuyên theo dõi các trang thông tin để chủ động nắm bắt các cơ hội học bổng, du học, giao lưu quốc tế… 

Bên cạnh đó là xác định loại chương trình, học bổng phù hợp để chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, điểm số, thành tích hoạt động xã hội…, tránh để cơ hội vụt khỏi tầm tay chỉ vì thiếu chủ động.

Theo TTO

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.