Á quân châu Á & thu nhập khác gì Osin

16/11/2014 10:52

Ngay trước thềm Đại hội TDTT toàn quốc 2014, cả Đà Nẵng đã sốc khi tuyển thủ đi bộ số 1 Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Phúc bất ngờ xin giã từ sự nghiệp vì thu nhập quá tệ.

Từ trường hợp của Phúc đã phơi bày hàng loạt bất cập cơ bản của nơi từng được coi là điểm đến lý tưởng của cả TTVN.

Tiếng thì rất
Tiếng thì rất "oách" song tổng thu nhập hàng tháng của Phúc chưa nổi 5 triệu đồng.

Thu nhập tưởng "oách" chưa nổi 5 triệu đồng

Ở thời điểm 2010 khi đăng cai Đại hội TDTT toàn quốc, Đà Nẵng đã khiến cả nước nể phục với chính sách đột phá trong việc chiêu mộ và đãi ngộ các tài năng. Đơn cử những tuyển thủ xuất sắc như Thanh Phúc sẽ nhận được mức trợ cấp hàng tháng 2,5 triệu đồng.

Tất nhiên đó là sự quan tâm tốt song như thế vẫn chưa thể đảm bảo so với nhu cầu thực tế cũng như mặt bằng chung. Tiếng thì rất "oách" song tổng thu nhập hàng tháng của Phúc chưa nổi 5 triệu đồng. Nó không chỉ là bất công lớn đối với VĐV đi bộ có bộ sưu tập thành tích và từng đoạt suất dự trang Olympic, giành HCB Châu Á mà còn thua kém mức của tất cả các thành viên trong ĐTQG điền kinh, khi không ai nhận dưới 10 triệu đồng/tháng.

Càng tệ hơn bởi Phúc cũng là tuyển thủ hiếm hoi của môn này thuộc diện ngôi sao, không được xuất ngoại tập huấn, mỗi năm chỉ có 1-2 giải đấu để tranh tài. Bản thân Phúc xác định chấp nhận thiệt thòi, thậm chí là bất công song Phúc cũng không thể không phân tâm khi mà rất nhiều đơn vị đã thẳng thắn đặt vấn đề sẽ đặc cách vào biên chế, nâng thu nhập gấp đôi, thậm chí gấp ba hiện tại, chỉ cần gật đầu.

Kinh hoàng chuyện học lại, thi lại

Hiện tại Thanh Phúc đang là sinh viên trường Đai học TDTT Đà Nẵng. Thực tế, chương trình học chỉ có 4 năm song "có cảm giác kéo dài lê thê hàng thập kỷ, như một nỗi ác mộng".

Đầu tiên, do tập huấn thi đấu liên miên nên về mặt lý thuyết, có thể hoàn thành trong 4 năm song Phúc chưa biết bao giờ mới có thể xong. Năm nào, Phúc cũng phải học lại hay thi lại hàng chục môn, và luôn trong tình trạng dồn đuổi. Có lẽ, ít nhất chị cũng phải mất tới 7-8 năm mới có thể lấy được tấm bằng cử nhân cho mục tiêu trở thành HLV.

Quan trọng hơn là nỗi khốn khổ về kinh phí khi mọi khoản thu nhập dù Phúc đã luôn cố gắng chắt chiu tối đa cũng chưa đủ để đóng tiền học và thi lại. Việc tập huấn thi đấu của Phúc là nghĩa vụ quốc gia song khiến cho chương trình học liên tục bị gián đoạn nhưng khi trở lại, nhà trường lại chỉ coi là một sinh viên bình thường mà không hề quan tâm đến lý do.

Mặc nhiên, Phúc vẫn cứ phải đóng tiền học và thi laị, có năm lên tới cả 30-40 triệu, có nghĩa là ngốn hết luôn tổng số tiền công, thưởng trong cả năm của chị. Thậm chí, Phúc đã từng phải đi vay tạm để có tiền kịp tham dự một khoá học và thi lại.

Chính vì quá nản với thực tế buồn kéo dài nên ngay trước thềm đại hội TDTT toàn quốc, "nữ hoàng đi bộ" Việt Nam, Thanh Phúc bất ngờ xin giã từ sự nghiệp để tập trung cho việc học tập tại trường đúng kế hoạch, khỏi phải đóng cả mấy chục triệu đồng học lại và thi lại. Không phải là "doạ" mà đó là ý định thực sự nghiêm túc của Phúc.

Nếu như không có sự thay đổi mang tính đột phá, có thể sau khi được lãnh đạo thuyết phục dự Đại hội rồi tính, Phúc vẫn sẽ quyết định chia tay đường đi bộ, dù mới ở tuổi 24 đang sung sức

"Tôi đã phải lấy danh dự cá nhân ra để giữ Phúc ở lại"

"Nguyện vọng nghỉ thi đấu để tập trung hoàn tất chương trình Đại học của Phúc hoàn toàn chính đáng, Chúng tôi cũng quá hiểu những bất cập trong chế độ đãi ngộ, cũng như chuyện học hành, hướng ra cho tương lai của các VĐV xuất sắc mà Phúc là một điển hình.

Khi Phúc xin nghỉ, tôi đã phải lấy danh dự và trách nhiệm cá nhân để giữ chị ở lại, với cam kết nâng chế độ đãi ngộ, hỗ trợ tiền học và thi lại, đảm bảo đầu ra. Tôi đã hứa có nghĩa là phải thực hiện cho bằng được, cho dù về chính sách chung là chưa chắc chắn.

Tôi thừa nhận thể thao Đà Nẵng đang bị tụt hậu về nhiều mặt so với các trung tâm khác, và nếu không sớm thay đổi sẽ phải trả giá bằng thành tích cùng đội ngũ HLV, VĐV" - PGĐ sở VH-TT&DL Đà Nẵng Nguyễn Phúc Linh.

Theo thethao24h

Mới nhất

x
Á quân châu Á & thu nhập khác gì Osin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO