Âm nhạc với đời sống của người Mông
Người Mông cần đến âm nhạc không phải chỉ để giải trí. Từ lâu, họ đã hiểu rõ chức năng và đánh giá cao tác dụng giáo dục của âm nhạc. Trong kho tàng truyện dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Gịt - Giàng của dân tộc Mường, có tài chỉ huy đồng bào diệt ác thú: Pú- Lương - quân của dân tộc Tày đã từng đánh voi, vật cọp, đá cọp chết tươi, nhưng đặc biệt Nồ - Giao của dân tộc Mông thì chỉ dùng âm thanh của khèn mà khuất phục được hổ.Kỳ 1:
Người Mông cần đến âm nhạc không phải chỉ để giải trí. Từ lâu, họ đã hiểu rõ chức năng và đánh giá cao tác dụng giáo dục của âm nhạc. Trong kho tàng truyện dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Gịt - Giàng của dân tộc Mường, có tài chỉ huy đồng bào diệt ác thú: Pú- Lương - quân của dân tộc Tày đã từng đánh voi, vật cọp, đá cọp chết tươi, nhưng đặc biệt Nồ - Giao của dân tộc Mông thì chỉ dùng âm thanh của khèn mà khuất phục được hổ.
Kỳ 1:
|
Tiếng đàn - môi thầm thì nói chuyện với bạn tình trong đêm khuya thanh vắng. Tiếng hát của người Mông hán (Mông xoa) mời nhau ăn cơm bên mâm bát, mời nhau hút thuốc bên bếp lửa.
Người ta đố nhau bằng tiếng khèn sáu ống. Người ta cãi nhau bằng tiếng kèn Xy-u. Lưng đeo gùi nặng, chân leo dốc cao, mồ hôi đẫm áo, chàng trai Mông vẫn không ngừng thổi cây khèn quý báu của mình. Có thể nói, không một phiên chợ nào trên rẻo cao lại có thể vắng tiếng khèn đầy đặn, tiếng sáo du dương. Về mùa xuân, cũng như thanh niên nhiều dân tộc khác, trai gái Mông mặc váy áo thật đẹp rủ nhau đi chơi lũ lượt trên nương trên núi, dưới bóng hoa đào; nhiều đôi ca hát, nói chuyện tâm tình với nhau qua một sợi dây được dùng làm vật truyền thanh.
Người Mông hỏi vợ bao giờ cũng cần đôi nhân mối (một người ngoài họ, một người trong họ). Mang theo ô giấy với khăn hoa đến nhà gái, bước chân vào cửa, thày mối không nói mà hát chào nhà chủ: "Trên đèo có một cái cây, hoa nở đẹp như mây trời. Nghe đồn gia đình có cô gái quý, chúng tôi tìm đến để dạm hỏi". Hoặc là: "Chúng tôi đã đến nhà gái, mang theo cái bụng không để ăn cơm của gia đình. Chúng tôi đã đến nhà gái, mang theo cái lưng trần để mặc áo của gia đình". Khi được nhà gái mời rửa mặt, rửa chân, hoặc trước khi lên giường ngủ, thày mối không quên cất tiếng hát lịch sự: "Nước này là nước ngọc... chiếu này là chiếu hoa...". Lúc đưa dâu tới nửa đường, ăn cơm xong, người Mông cũng hát, hát xong mới đưa dâu đi tiếp về nhà chồng. Theo thủ tục thông thường của một đám cưới Mông, sau bữa ăn tối, tiếng hát nối nhau nổi lên qua đêm đến sáng. Mở đầu là những bài hát chúc mừng cô dâu chú rể. Tiếp theo là những câu ca trữ tình, trao đổi giữa đôi bên trai gái Mông hưởng ứng ngày vui. (Còn nữa)
Hồng Thao
Kỳ II: