Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành uy thế khu vực tại Ấn Độ Dương

(Baonghean.vn)- Sự cạnh tranh giữa hai đối thủ lâu đời Trung Quốc và Ấn Độ đang lan rộng trên khắp Ấn Độ Dương.

Từ Tanzania tới Sri Lanka, hai đối thủ nặng ký tại châu Á này nỗ lực thiết lập lực lượng quân đội và sự hiện diện kinh tế mạnh mẽ hơn tại các nước dọc Ấn Độ Dương, với mục tiêu giành ưu thế khu vực.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang tìm cách xây dựng cái mà một số chuyên gia chính sách gọi là chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”, với tham vọng nối biển Đông và Ấn Độ Dương.

 Một tàu hải quân Trung Quốc tại vùng biển phía Tây Ấn Độ Dương. Ảnh: Getty
Một tàu hải quân Trung Quốc tại vùng biển phía Tây Ấn Độ Dương. Ảnh: Getty
Hồi năm 2016, Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch triển khai căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti. Nhiều dự án kinh doanh do các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó có cảng ở Tanzania, đã củng cố các nỗ lực trên. 

Trong khi đó, New Delhi, không an tâm trước lo ngại rằng Bắc Kinh đang thống trị sân sau của họ, nên đang “ăn miếng trả miếng”. Trong chuyến thăm tới Oman hồi tháng trước, Thủ tướng Narendra Modi đã được quyền tiếp cận các cơ sở hải quân tại quốc gia Trung Đông này, gần eo biển Hormuz.

Chuyên gia David Brewster thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận xét: “Dường như chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua để xây dựng cơ sở trên khắp Ấn Độ Dương”. 

Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi (trái) gặp vua Oman Qaboos bin Said trong chuyến thăm gần đây nhất. Ảnh: AP
Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi (trái) gặp vua Oman Qaboos bin Said trong chuyến thăm gần đây nhất. Ảnh: AP
Ngoài ra, các dự án thương mại do các công ty Trung Quốc và Ấn Độ đầu tư cũng có thể nhằm mục đích quân sự. Một viện nghiên cứu của Ấn Độ cho hay các quan chức ngoại giao hai nước “tin rằng cảng Hambantota tại Sri Lanka sẽ trở thành căn cứ quân sự và hải quân Trung Quốc, một Djbouti thứ hai”.

Maldives và Myanmar, hai nước nhận đầu tư của Bắc Kinh, cũng được xem là khu vực tiềm năng mà quân đội Trung Quốc có thể nhắm đến. Chuyên gia Brewster nhận xét: “Không loại trừ khả năng Ấn Độ trong tương lai sử dụng cảng nước sâu Chabahar ở Iran cho mục đích quân sự”. 

Ấn Độ Dương cũng trở thành điểm nóng cho công nghệ vũ khí. Bắc Kinh có kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển ở đó. Giới phân tích cho biết việc New Delhi đề nghị mua máy bay không người lái của Mỹ là nhằm mục đích giám sát hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển này./.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.