Ap thuế với túi nilon: Người dân thờ ơ, doanh nghiệp gặp khó

20/02/2012 17:27

Từ lâu, việc sử dụng túi nilon để đựng thức ăn, vật phẩm và sau đó là xả rác đã trở thành một thói quen ăn sâu của đại bộ phận người dân Việt Nam. Vì thế, dù Luật thuế Bảo vệ môi trường đã chính thức có hiệu lực gần 2 tháng, song theo ghi nhận của PV tại các khu chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội, việc sử dụng túi nilon của các bà nội trợ vẫn vô tội vạ. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm này lại đang đau đầu vì giá.

Từ lâu, việc sử dụng túi nilon để đựng thức ăn, vật phẩm và sau đó là xả rác đã trở thành một thói quen ăn sâu của đại bộ phận người dân Việt Nam. Vì thế, dù Luật thuế Bảo vệ môi trường đã chính thức có hiệu lực gần 2 tháng, song theo ghi nhận của PV tại các khu chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội, việc sử dụng túi nilon của các bà nội trợ vẫn vô tội vạ. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm này lại đang đau đầu vì giá.

Thói quen khó bỏ?

Theo ý các chuyên gia, túi nilon chiếm khoảng hơn 10% lượng rác thải hiện nay và phải mất đến hơn 500 năm mới có thể phân hủy. Theo số liệu được Cục Kiểm soát ô nhiễm Bộ Tài nguyên & Môi trường công bố trong năm 2010, (khảo sát tại 5 tỉnh, thành đại diện cho 3 vùng, miền), hiện mỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi nilon (tương đương 1g/tháng). Các chuyên gia về môi trường cũng cho biết, trong túi nilon chứa hai chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành các khí độc hại. Thêm nữa, khi đựng thức ăn nóng trong túi nilon, những chất này có thể thấm vào thức ăn, gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Và từ 1-1-2012, Luật thuế Bảo vệ môi trường đã chính thức có hiệu lực, cũng từ đây, túi nilon trở thành một trong những đối tượng bị áp thuế cao nhất 100%, dao động từ 30.000-50.000 đồng/kg.



Túi nilong vẫn được nhiều người ưa dùng Ảnh: Quốc Anh

Có mặt tại một số khu chợ dân sinh vào thời điểm gần trưa như chợ Mai Động, chợ Mơ, chợ Đồng Tâm... việc người bán và người mua sử dụng túi nilon vẫn là hiện tượng rất phổ biến. Khi được hỏi, chị Liên – một tiểu thương tại chợ Mai Động chia sẻ, rất khó để hạn chế sử dụng túi nilon bởi nhu cầu của người mua hàng là rất lớn họ cần sử dụng vì nó quá tiện dụng. Khi hạn chế một loại sản phẩm nào thì cần một sản phẩm khác tương tự thay thế. Song, hiện nay, một số sản phẩm túi thân thiện với môi trường thì giá cao, nếu người bán sử dụng tất yếu sẽ phải đẩy giá bán hàng lên cao. Trong khi đó, dù có bị đánh thuế, lên giá song túi nilon vẫn được coi là mặt hàng giá rẻ, bền, nhẹ, tiện lợi. Còn anh Hùng - một tiểu thương tại chợ Mơ lại cho biết, giá một kg túi nilon bền, đẹp hiện nay cũng vào khoảng từ 40.000-45.000 đồng, còn giảm nhiệt so với trong năm (giảm khoảng 20.000 đồng/kg). Anh lý giải điều này, rằng có thể do trước thời điểm chính thức đánh thuế, nhiều người bán đã lo sợ nên mua hàng về tích trữ, dẫn đến tình trạng khan hàng, đẩy giá bán lên cao.

Thêm nữa, không phải người bán và người mua hàng nào cũng nắm rõ thông tin áp thuế túi nilon để hạn chế sử dụng, sản xuất túi. Một người bán hàng ở ngõ chợ Khâm Thiên đã thẳng thắn bày tỏ: Không dùng túi nilon thì biết dùng gì để bán hàng cho khách? Muốn bỏ thì phải có cái khác thay chứ. Và cứ như vậy, hình ảnh người tiêu dùng đi chợ, trên tay là vài ba thậm chí cả chục chiếc túi nilon dù trong đó chỉ đựng một quả chanh hay một quả ớt vẫn là hình tượng quen thuộc. Để rồi, khi hết công dụng của mình, những chiếc túi này sẽ trở thành một thành phần gây ô nhiễm môi trường. Song không phải người tiêu dùng nào cũng ý thức được điều này.

Doanh nghiệp gặp khó

Việc áp thuế với túi nilon lại không khiến người tiêu dùng mảy may suy nghĩ nhưng chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này lại đang "đau đầu” vì thuế. Ngày 10-2 vừa qua, Hiệp hội Nhựa đã tổ chức buổi họp báo xung quanh vấn đề đánh thuế với túi nilon. Theo ý kiến của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội, việc đánh thuế đã đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng lúng túng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ, nghị định số 67/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường đã ghi rõ, túi nilon thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Song, trên thực tế, dù Luật đã được áp dụng gần 2 tháng, song việc phân biệt này vẫn rất khó khăn, thiếu các tiêu chí rõ ràng như loại nào phải chịu mức thuế nào, thế nào là "bao bì đóng gói sẵn hàng hóa”???... Nhất là, việc đánh thuế sẽ đẩy giá thành nguyên liệu lên cao và từ đây, giá sản phẩm cũng bị đội lên.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có luật cấm và hạn chế sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường, song đó là khi họ đã tìm được một giải pháp phù hợp để thay thế túi nilon. Còn ở nước ta, dù đã có các loại túi thân thiện với môi trường, nhưng giá thành sản phẩm lại là vấn đề đáng bàn đến, vì thế chưa thể thay thế hoàn toàn túi nilon. Hơn nữa, việc phân biệt giữa túi nilon thân thiện với môi trường và túi nilon gây ô nhiễm khá mù mờ, gây nhiều khó khăn cho người dân và cả các doanh nghiệp khi thay đổi thói quen hay chuyển giao công nghệ.


Theo Đại đoàn kết

Mới nhất
x
Ap thuế với túi nilon: Người dân thờ ơ, doanh nghiệp gặp khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO