Bài 1: Những kết quả ban đầu

(Baonghean) - Sau khi Quyết định 1956/QĐ-TTG ban hành ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” có hiệu lực thi hành, năm 2010, tỉnh ta đã tích cực triển khai thực hiện và cho đến nay đã đạt những kết quả ban đầu. dÙ còn  không ít khó khăn…

Từ những số liệu…

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), năm 2010, với tổng kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề 5 tỷ đồng, Sở đã ký hợp đồng với các cơ sở dạy nghề để tổ chức được 81 lớp, với 2.293 lao động được đào tạo. Năm 2011, tổng kinh phí 11 tỷ 940 triệu đồng, Sở tổ chức được 266 lớp đào tạo cho 7.980 lao động. Năm 2012, tổng kinh phí 17,3 tỷ đồng, đã có 142 lớp được mở với  4.545 lao động theo học. Từ khi triển khai đề án đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 14.818 lao động nông thôn. Trong đó, các đối tượng thuộc nhóm 1 (lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác) chiếm 31%; đối tượng thuộc nhóm 2 (lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo) chiếm 13%, còn lại là đối tượng lao động nông thôn khác. Để thực hiện, Sở đã huy động 42 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định 1956, bao gồm các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề và các cơ sở khác có dạy nghề; đồng thời quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề bằng các cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cho phép sử dụng giáo viên hợp đồng ngoài biên chế. Đội ngũ giáo viên dạy nghề có 1.827 người, trong đó 1.415 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học…

Cán bộ Trạm Khuyến nông Quỳ Hợp thăm trại lợn của chị Lô Thị Liên - học viên lớp chăn nuôi lợn tại bản Bành.

Cũng theo Sở LĐTB&XH, sau gần 3 năm, Nghệ An đã thực hiện cơ bản các yêu cầu, nhiệm vụ, nâng tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề toàn tỉnh đạt trên 75%. Đã huy động được sự  vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ trong thực hiện. Ngoài việc từng bước nâng cao chất lượng lao động nông thôn, việc đào tạo nghề chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động. Đã có những mô hình dạy nghề đem lại hiệu quả như nuôi lợn thịt, gà thịt tại xã Lượng Minh (Tương Dương), nuôi lợn siêu nạc tại xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương); mây tre đan xuất khẩu tại huyện Nghi Lộc; thêu ren tại xã Nam Thanh (Nam Đàn)… Nhiều lao động học nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp đã tự tạo được việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Đặc biệt có không ít lao động học nghề nông nghiệp đã mở được gia trại, trang trại tăng năng suất lao động, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và có những đóng góp nhất định cho xã hội…

… đến hiệu quả thực tế sau đào tạo

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh được cấp phép đào tạo 11 nghề cho lao động nông thôn từ năm 2011. Đến nay, Trung tâm đã triển khai thực hiện 105 lớp học tại hầu hết các huyện, thành, thị trong tỉnh với 3.189 học viên tham gia. Các học viên của Trung tâm được học các nghề trồng chè, sản xuất rau an toàn, trồng cam, trồng mía, sản xuất nấm, chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà… Nhiều học viên sau khi được học các lớp đào tạo đã dần tạo được việc làm ổn định và có thu nhập. Chị Lô Thị Liên là hộ nghèo ở xóm bản Bành (xã Châu Quang, Quỳ Hợp), năm 2007, chồng chị qua đời vì tai nạn giao thông, mình chị lăn lộn kiếm sống nuôi hai con ăn học. Chị Liên đang theo học lớp chăn nuôi lợn do Trạm Khuyến nông huyện mở tại nhà văn hoá bản và nhờ chăn nuôi, kinh tế gia đình đã không còn khó khăn như trước. “Khi chưa theo học, tôi còn không biết cách pha trộn thức ăn, vì vậy mỗi tháng lợn chỉ tăng 7- 8 kg. Từ khi theo học lớp đào tạo nghề, tôi đã được trang bị thêm nhiều kiến thức khoa học để áp dụng vào chăn nuôi, đàn lợn lớn nhanh thấy rõ, tăng trưởng 10-15 kg/con/tháng. Được học nghề đã giúp tôi vừa rút ngắn được thời gian chăn nuôi, vừa giảm được sức lao động. Tôi còn biết xây hầm chứa phân lợn, đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường...” - Chị Liên bộc bạch. Ông Phạm Minh Thuyên - cán bộ khuyến nông xã, phụ trách lớp học, cho biết: “Năm 2011, riêng chăn nuôi lợn, chị Liên đã thu về trên 40 triệu đồng”. Hiện nay trại lợn của chị Liên gồm 9 chuồng, có 5 con lợn nái, 20 con lợn thịt, và khá nhiều lợn con. Cũng là người chăn nuôi lợn tại xóm bản Bành, chị Lo Thị Hương vui vẻ cho hay: “Tôi có 2 con lợn nái và 5 lợn thịt, trước đây cứ nuôi tự nhiên nên chậm lớn. Bây giờ được thầy giáo ở Trạm Khuyến nông về dạy cho cách chăn nuôi vừa dễ hiểu, vừa thiết thực. Chúng tôi học được cách cho ăn các loại thức ăn phù hợp để lợn nhanh lớn, rút ngắn thời gian nuôi. Không chỉ vậy, chúng tôi còn học được cách phòng bệnh và có thể tự chữa bệnh cho lợn, ai cũng phấn khởi, chăm chỉ đi học đúng giờ, ghi chép đầy đủ để sau này làm cẩm nang áp dụng hàng ngày…”.

Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt Úc được Sở LĐTB&XH ký hợp đồng dạy nghề chế biến món ăn ở xã Xuân Hoà (Nam Đàn) trong năm 2012. Đây là địa bàn thuận lợi trong giao lưu thương mại, phát triển buôn bán, có chợ Tro, chợ Chùa, là nơi đầu mối bao tiêu sản phẩm nông sản của người dân Nam Đàn đi tiêu thụ khắp thị trường trong nước. Vì vậy, khi nhà trường mở lớp chế biến món ăn đã có 35 học viên theo học và dù lớp học chưa kết thúc, nhưng kết quả cho thấy rất khả quan. “Hiện trong lớp học có 25/35 học viên đã mở hàng ăn ở chợ, dịch vụ ăn uống, giải khát, phục vụ đám cưới và các lễ tiệc…” - Phó Hiệu trưởng nhà trường Đậu Văn Cầm cho biết.

Từ năm 2010 đến nay, Trường Trung cấp Nghề kỹ thuật Công - Nông nghiệp Yên Thành đã phối hợp đào tạo được 44 lớp cho 1.263 học viên với các nghề chủ yếu như: chăn nuôi thú y, may công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật trồng nấm, nuôi bò sinh sản, sinh vật cảnh. Anh Nguyễn Văn Thiên (xã Khánh Thành) là 1 trong 20 hộ tham gia học lớp trồng nấm được mở tại xã trong vòng 2 tháng (6-7/2011), cho biết: “Nhờ học được nghề trồng nấm, đến nay gia đình tôi đã có thu nhập ổn định, sản phẩm làm ra đã có Trung tâm Giống nấm Bắc Giang  bao tiêu . Cứ 3 tháng là tôi lại thu hoạch một lứa nấm khoảng 8 tạ với giá bán xấp xỉ 30 triệu đồng, trừ chi phí vẫn còn lãi hơn một nửa...”. Từng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, nhưng chưa được đào tạo nghề, vậy nên anh Nguyễn Văn Hòa (xã Tăng Thành) rất thấm thía nỗi khổ của người lao động không có nghề. Anh Hòa nói: “Do không có tay nghề, khi ra nước ngoài làm việc, tiền công của mình thấp hơn hẳn so với những người đã được trang bị kiến thức nghề nghiệp…”.
                                                                                    (Còn nữa)

Nhóm PV

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.