Bài 1: Từ chối bồi thường cho dân

28/06/2011 10:54

Sau khi người dân xã Hưng Đông - Tp.Vinh đắp chặn mương thoát nước ngăn không cho Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam xả nước thải ra đồng ruộng xảy ra vào ngày 1-5, UBND tỉnh và UBND Thành phố Vinh đã giao cho chính quyền xã Hưng Đông rà soát, thống kê diện tích, mức độ thiệt hại làm cơ sở cho Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam bồi thường theo đúng Nghị định số 113/2010/NĐ- CP của Chính phủ. Tuy nhiên kết luận này đã bị phía Công ty bác bỏ....

Sau khi người dân xã Hưng Đông - Tp.Vinh đắp chặn mương thoát nước ngăn không cho Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam xả nước thải ra đồng ruộng xảy ra vào ngày 1-5, UBND tỉnh và UBND Thành phố Vinh đã giao cho chính quyền xã Hưng Đông rà soát, thống kê diện tích, mức độ thiệt hại làm cơ sở cho Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam bồi thường theo đúng Nghị định số 113/2010/NĐ- CP của Chính phủ. Tuy nhiên kết luận này đã bị phía Công ty bác bỏ....

Ngày 16/5/2011, Công ty Cp Bao bì Sabeco Sông Lam đã có văn bản số 80/2011/CTCP phúc đáp kết luận của UBND Thành phố Vinh trong đó khẳng định Công ty không nhất trí đền bù cho nhân dân. Lí lẽ công ty đưa ra là " Khi các nhà máy của công ty đi vào sản xuất thì hệ thống nước thải của khu công nghiệp vẫn chưa có. Công ty đã bằng nỗ lực và quyết tâm của mình xây dựng hệ thống nước thải tập trung, trong quá trình vận hành chạy thử ban đầu không thể tránh khỏi những trục trặc thiếu sót đối với chất lượng nước thải.

Tuy nhiên những thiếu sót đó đã được khắc phục và xử lý kịp thời... Công ty không nhất trí đền bù vì việc xảy ngoài tầm kiểm soát do hệ thống nước thải của khu công nghiệp không có, thời gian
xảy ra sự cố không nhiều". Ông Ngô Xuân Hoá- Phó Tổng giám đốc công ty thừa nhận: Trước đây, do việc xử lý nước thải chưa triệt để nên để thải ra ngoài môi trường nước thải có màu trắng đục và váng dầu gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của một số hộ dân xã Hưng Đông.

Tuy nhiên, ông cho rằng mương thoát nước mà các hộ dân đắp ngăn là hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp và các nhà máy khác cũng xả chung ra đó nên việc ô nhiễm phải được xem xét một cách đầy đủ, toàn diện và có bằng chứng cụ thể. Còn về phía công ty khi được cấp giấy phép xả thải ( ngày 12/10/2010) hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động ổn định và chưa bị cơ quan chức năng nào xử lý do nước thải sau khi xử lý chưa đạt yêu cầu.


Thế nhưng, trái ngược với lý lẽ của ông Ngô Xuân Hoá, thực tế việc xả thải của Công ty bao bì Sabeco Sông Lam đã có các cơ quan chức năng kiểm tra và có kết luận: Ngày 25/5/2009 đoàn kiểm tra của tỉnh đã phát hiện nước thải phát sinh từ công đoạn rửa thiết bị in chưa được xử lý. Ngày 02-10-2009, UBND tỉnh Nghệ An có KL số 374/KL. UBND. ĐC yêu cầu Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường mới được thải ra ngoài. Ngày 31/5/2010, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường đã có buổi làm việc với Công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam để giải quyết đơn kiến nghị của nhân dân xã Hưng Đông thấy: Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hệ thống này hoạt động chưa hiệu quả.

Ngày 03/6/2010, Sở Tài nguyên & Môi trường đã có Công văn số 1386/STNM- TTR báo cáo UBND tỉnh trong đó kết luận"Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam đã đi vào hoạt động sản xuất khi hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa hoàn thiện, nước thải chưa xử lý đạt qui chuẩn cho phép và việc công ty xả thải sản xuất ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân.

Ngày 15/6/2010, UBND tỉnh có Công văn số 3504/UBND. ĐC yêu cầu Công ty CP Bao bì Sông Lam khẩn trương hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải và giao cho các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm.


Cùng thời điểm này, ngày 25/5/2010, Thanh tra Bộ Tài nguyên & Môi trường đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam và đã lấy mẫu nước thải đi kiểm tra. Kết quả cho thấy 16/30 thông số trong nước thải của công ty vượt qui chuẩn QCVN 24: 2009/BTNMT, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ngày 10/8/2010, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam đã làm việc với Công ty để kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh của nhân dân đã có Báo cáo số 65/BC- KTT nêu rõ: Tại thời điểm kiểm tra, công ty đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải và đang trong quá trình vận hành thử nghiệm. Nội dung phản ánh của người dân vào thời điểm tháng 4 năm 2010 về việc Công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người dân xã Hưng Đông là có cơ sở.


Trước những căn cứ này, ngày 4/10/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn yêu cầu công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam hoàn thiện hệ thống xử lý xin cấp phép xả thải đồng thời giao UBND thành phố Vinh chỉ đạo UBND xã Hưng Đông và các đơn vị liên quan phối hợp với công ty xem xét, giải quyết yêu cầu đền bù thiệt hại của người dân. Ngày 15/12/2010, đại diện Nhà máy sản xuất Bao bì Sabeco Sông Lam do ông Ngô Xuân Hóa - Phó tổng giám đốc Công ty đã có buổi làm việc với đại diện UBND xã Hưng Đông và các đơn vị có diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do nước thải nhà máy gây ra để bàn phương án bồi thường.

Các bên tham dự thống nhất thành lập một hội đồng bồi thường có sự tham gia của đại diện UBND xã Hưng Đông và đại diện Công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam. Thế nhưng, hiện nay phía công ty không nhất trí đền bù và cho rằng yêu cầu của nhân dân là chưa thoả đáng.


Ông Ngô Xuân Hoá biện minh cho quyết định không bồi thường của Công ty là do trách nhiệm không thuộc riêng về Sabeco, bởi cùng chung với hệ thống mương thải còn có nhiều nhà máy khác ở khu công nghiệp và Công ty Sabeco bị gánh nặng hơn do ở cuối đường mương.


Câu hỏi đặt ra lúc này là trước khi hệ thống xử lý nước thải của công ty Sabeco đi vào hoàn thiện, công ty xả thải đi đâu nếu không phải xả trực tiếp ra mương thoát nước dẫn ra đồng ruộng của dân?

(Còn tiếp)


G.H-H.H

Mới nhất
x
Bài 1: Từ chối bồi thường cho dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO