Bài 3: Linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng cần chấm dứt việc kích động giáo dân vi phạm kỷ cương phép nước

(Baonghean) Sau 2 ngày diễn ra sự việc, một số linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng cùng nhiều giáo dân quá khích gây ra vụ rối loạn, hành hung, bắt giữ người trái phép tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông, chúng tôi tìm về Giáo xứ Quan Lãng (gồm các xã Tường Sơn và Hùng Sơn thuộc huyện Anh Sơn), nơi có nhiều giáo dân tham gia vụ việc trên. Cảm nhận đầu tiên khi đến Giáo xứ Quan Lãng là không khí khá yên bình, các hoạt động lao động sản xuất nơi đây vẫn diễn ra bình thường. Tìm hiểu sâu hơn thì thấy, còn nhiều giáo dân Giáo xứ Quan Lãng chưa hết bàn tán về sự việc ngày 1 - 2/7 xảy ra trên địa bàn xã Yên Khê; trong cử chỉ, lời nói của nhiều người vẫn thấy sự cay cú, hằn học...

--> Xem Bài 2: Linh mục và các chức sắc Giáo xứ Quan Lãng đã đẩy nhiều tín đồ vào con đường vi phạm pháp luật

Từ xa xưa, xã Tường Sơn (trước đây có tên là Quan Lãng, Đông Vinh) vốn được biết đến như là một vùng đất học. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xã Tường Sơn đã có sự phát triển mọi mặt, nhất là trong phát triển kinh tế với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ngành nghề; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%, bình quân thu nhập lương thực 710 kg, bình quân giá trị 11 triệu đồng/người/năm; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, hộ nghèo giảm còn dưới 11%. Về văn hoá xã hội, Tường Sơn luôn nằm trong nhóm xã dẫn đầu của huyện, hầu hết xóm, bản đạt làng văn hoá; an ninh trật tự được giữ vững, là địa bàn sạch về tệ nạn xã hội, người dân luôn đoàn kết, sống với nhau đượm tình làng nghĩa xóm. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Tường Sơn đã phát huy tốt sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng, các tuyến đường giao thông các thôn, xóm từng bước được nâng cấp, giao thông đi lại thuận tiện.

Tường Sơn là trung tâm của Giáo xứ Quan Lãng. Nhiều năm qua, cấp uỷ chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng của xã luôn quan tâm công tác tôn giáo, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng khu dân cư với 10 nội dung sống tốt đời đẹp đạo; thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho giáo dân ngày tết ngày lễ, hỗ trợ xoá nhà tạm bợ, dột nát cho các hộ giáo dân; tạo điều kiện tốt nhất cho đạo Thiên chúa phát triển… Hiện nay, Tường Sơn có 562 hộ với hơn 3.000 giáo dân (chiếm hơn 30% dân số toàn xã). Bà con giáo dân sống rải rác ở nhiều xóm trong xã, trong đó tập trung nhiều nhất ở xóm 9, xóm 10 và xóm 7 (riêng xóm 9 và xóm 10, tỷ lệ giáo dân chiếm trên 80%). Tường Sơn có 3 giáo họ (Hội Phước, Chinh Yên và Đức Thịnh) với 3 nhà thờ quy mô lớn và khang trang, được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong vài ba năm gần đây, hiện tại do Linh mục Ngô Văn Hậu phụ trách. Riêng nhà thờ chính được xây dựng từ hàng chục năm trước, qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp, đến nay rất khang trang và bề thế.

Tương tự như ở xã Tường Sơn, xã Hùng Sơn (vốn từ xã Đông Vinh tách ra) nhiều năm qua đã có bước phát triển vượt bậc. Bằng tư duy làm ăn mới, những bãi bồi ven sông Lam giờ đây đã là những cánh đồng mía xanh mướt, những quả đồi thuộc vành đai 20 km bao quanh xã từ hoang vu, trơ trọi nay đã "vươn mình" trở thành những vườn chè, rừng keo mang lại giá trị kinh tế cao. Dồn điền, đổi thửa, phát triển chè công nghiệp, chăn nuôi lợn, trâu bò hàng hóa và các loại cây nguyên liệu (keo, mây...) song song với tích cực thực hiện đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, ứng dụng KHKT trong sản xuất cây lương thực thực sự là một hướng đi đúng đắn, là một cuộc cách mạng tạo nên sức bật mạnh mẽ cho người dân Hùng Sơn. Xã cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho đạo Thiên chúa phát triển, xã có 215 hộ với gần 1.300 giáo dân (chiếm 33% dân số toàn xã) cũng thuộc Giáo xứ Quan Lãng.

                                           Nhà thời ở Hùng Sơn (Anh Sơn)

Ở Hùng Sơn có 2 giáo họ (Đồng Trấm và Mạc Đồng Tân) với 2 nhà thờ khang trang do Linh mục Nguyễn Đình Thục phụ trách. Nhà thờ thuộc Giáo họ Mạc Đồng Tân được xây dựng từ năm 1994, còn nhà thờ Giáo họ Đồng Trấm vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2011. Cả 5 nhà thờ thuộc địa bàn 2 xã Tường Sơn và Hùng Sơn đều được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo hợp pháp. Trong Giáo họ Đồng Trấm có nhiều hộ giáo dân làm ăn giỏi, tổng thu nhập cả năm khoảng vài trăm triệu đồng, như gia đình các anh: Đậu Đình Tám, Lê Xuân Long, Đậu Văn Sáng...

Các công trình tôn giáo luôn phản ánh đúng bản chất tình hình đời sống của các tín đồ. Sự thực thì thời gian qua, đời sống của bà con giáo dân ở hai xã Tường Sơn và Hùng Sơn có nhiều khởi sắc, cái đói, cái nghèo đã được đẩy lùi. Bà con tích cực tham gia sản xuất nông nghiệp và phát triển thêm nhiều nghề phụ như: mộc dân dụng, làm bún, bánh đa, bánh mướt… có nhiều hộ kinh doanh với quy mô lớn và mua sắm được xe ô tô. Đến với Giáo xứ Quan Lãng, nhìn 5 nhà thờ khang trang, bề thế như hiện nay, chắc hẳn nhiều người không khỏi có cảm giác ngưỡng mộ sự giàu đẹp, trù phú của vùng giáo này. Và không phải nơi đâu cũng có số lượng nhà thờ nhiều, lớn như Giáo xứ Quan Lãng để hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu giảng đạo và tổ chức hành lễ của các linh mục cũng như nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của toàn thể giáo dân… Về đến Quan Lãng, nhìn thấy 5 cơ sở thờ tự này khiến chúng tôi không khỏi đặt ra câu hỏi khi liên hệ lại hành vi truyền đạo trái pháp luật của các linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng tại địa bàn huyện Con Cuông lâu nay, đó là vì cớ gì mà các vị linh mục (cụ thể hiện nay là Linh mục Ngô Văn Hậu và Nguyễn Đình Thục) và các chức sắc tôn giáo lại huy động hàng trăm tín đồ của Giáo xứ Quan Lãng lên tận xã Yên Khê để tổ chức hành lễ trái pháp luật? – Trong khi quãng đường từ giáo xứ Quan Lãng lên địa bàn xã Yên Khê (nơi hành lễ trái pháp luật) có chiều dài trên 25 km. Rất dễ nhận thấy, việc đưa tín đồ đến nơi khác để hành lễ như vậy đã gây lãng phí về cơ

sở vật chất (hệ thống nhà thờ), lãng phí thời gian, công sức và tiền của (chi phí xăng xe) của bà con giáo dân. Chưa kể việc đi lại với số lượng lớn các loại phương tiện (chủ yếu là xe gắn máy) trên đường núi hiểm trở sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, đe dọa đến tính mạng của tín đồ.

Rõ ràng, việc các linh mục và chức sắc tôn giáo huy động bà con giáo dân lên địa bàn xã Yên Khê hành lễ trái pháp luật không phải vì mục đích tín ngưỡng mà vì động cơ chính trị, cụ thể là dùng số đông để tạo áp lực đối với các cấp chính quyền huyện Con Cuông; cố tình gây ra những vụ việc vi phạm pháp luật như ngày 1 - 2/7 vừa qua; dẫn đến hậu quả làm cho 58 người dân cả lương và giáo của Con Cuông và Anh Sơn bị thương phải nhập viện.

Hai ngày nay, người dân xã Tường Sơn đang rất quan tâm và dõi theo tình hình sức khỏe chị Ngô Thị Thanh - người bị thương khá nặng do trong cuộc ẩu đả ngày 1/7 đã bị ném đá trúng đầu và phải nhập viện. Ngay sau khi bị thương, chị được gia đình chuyển ra Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) để tiến hành phẫu thuật. Đến nay, ca phẫu thuật đã thành công và không còn nguy hiểm đến tính mạng… Chị Ngô Thị Thanh năm nay 34 tuổi, đã lập gia đình và có 4 con còn nhỏ, hiện tại cư trú ở xóm 12, xã Tường Sơn. Cuộc sống gia đình chị Ngô Thị Thanh chưa phải là sung túc, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nương rẫy và đồng ruộng, chồng của chị đang sang Lào làm ăn. Cũng như nhiều giáo dân khác ở Giáo xứ Quan Lãng, chiều 1/7, nghe theo lời của linh mục quản xứ Ngô Văn Hậu và các chức sắc tôn giáo, chị Thanh đã lên xã Yên Khê để dự buổi truyền đạo trái pháp luật.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một người phụ nữ nuôi nhiều con nhỏ, cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn như chị Thanh lại vượt chặng đường 25 km đến tận Yên Khê để đến nỗi bị “tai bay, vạ gió” dẫn đến bị thương và ảnh hưởng đến tính mạng? Các linh mục và các vị chức sắc tôn giáo Quan Lãng phải chịu trách nhiệm về những hậu quả này đối với các giáo dân xứ Quan Lãng.

Đến nay, nhiều giáo dân ở Quan Lãng vẫn còn tỏ ra cay cú và có những lời lẽ không chính xác mỗi khi nhắc đến sự việc vi phạm pháp luật của các linh mục, chức sắc và phần tử giáo dân quá khích tại xã Yên Khê. Vì bị tiêm nhiễm, xúi giục và xuyên tạc trong các buổi rao giảng của linh mục, họ nói những lời trái với sự thật, thậm chí bịa đặt hay xuyên tạc để gây mất đoàn kết và khoét sâu mâu thuẫn với các cấp chính quyền ở Con Cuông. Chính các linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng đã cố tình “lập lờ đánh lẫn con đen” khiến các giáo dân ở Giáo xứ Quan Lãng (những người không đi hành lễ trái pháp luật tại xã Yên Khê) không biết rằng: Trong vụ gây rối, hành hung, bắt giữ người trái pháp luật của các linh mục, chức sắc và phần tử giáo dân quá khích thì không chỉ riêng chị Ngô Thị Thanh bị thương nặng, mà còn có 58 người dân của xã Yên Khê phải nhập viện cấp cứu, trong đó có bà Vi Thị Hoa (50 tuổi, trú ở bản Pha, xã Yên Khê, huyện Con Cuông) bị đánh đến nỗi chấn thương sọ não, hiện đang hôn mê sâu tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh. Không biết rằng có 43 người dân xã Yên Khê đã bị các linh mục và chức sắc cùng các tín đồ quá khích bắt giam, hành hạ, đánh đập tàn bạo nhiều lần trong suốt 12 giờ đồng hồ, trong đó có 15 phụ nữ (1 chị mang thai) cũng không thoát khỏi đòn, côn; thậm chí có người dân Yên Khê còn bị giáo dân lăng nhục bắt liếm chân…

Những nhận thức sai của nhiều giáo dân ở Giáo xứ Quan Lãng có khởi nguồn là thời gian qua, lợi dụng đức tin tâm linh, các vị linh mục và chức sắc tôn giáo ở Giáo xứ Quan Lãng đã tiêm nhiễm vào ý nghĩ của bà con giáo dân những tư tưởng sai lệch về vấn đề truyền đạo và tổ chức hành lễ trái pháp luật trên địa bàn xã Yên Khê. Trong các buổi hành lễ tại nhà thờ, các linh mục thường rao giảng rằng Đảng và Nhà nước cho phép tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng các cấp chính quyền ở Con Cuông đã ngăn cản việc hành lễ của các hộ giáo dân ở xã Yên Khê. Do đó, bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Quan Lãng phải ủng hộ giáo dân Yên Khê bằng cách lên đó để cầu nguyện, thực chất là để tạo sức ép đối với chính quyền địa phương. Như vậy, các linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng đã cố tình phớt lờ quy định của Nhà nước là tổ chức hành lễ và xây dựng các cơ sở thờ tự tôn giáo phải thông qua và được sự đồng ý, cho phép của chính quyền địa phương…

Vào chiều 1/7, các linh mục và ban hành giáo Giáo xứ Quan Lãng đã chỉ đạo gióng chuông nhà thờ và huy động số lượng lớn giáo dân (có mang theo hung khí) lên Yên Khê gây rối trật tự. Sự việc này cho thấy, ở Giáo xứ Quan Lãng, các vị linh mục lợi dụng uy tín tôn giáo đã xúi giục con chiên của mình làm những việc trái pháp luật và trái với giáo lý Thiên chúa… Vào ngày 2/7, các linh mục và ban hành giáo Giáo xứ Quan Lãng lại gióng chuông nhà thờ, với 4 nội dung: Cảm ơn giáo dân đã vì giáo hội; cầu nguyện cho chị Ngô Thị Thanh; Kêu gọi củng cố lòng tin; Mở rộng quan hệ các họ, giáo xứ… Chúng tôi còn nắm bắt được thông tin, linh mục và các chức sắc Giáo xứ Quan Lãng vẫn lôi kéo bà con giáo dân tiếp tục lên xã Yên Khê, huyện Con Cuông tham gia hành lễ trái pháp luật. Như vậy, đến giờ phút này, các linh mục và chức sắc giáo xứ Quan Lãng vẫn cố tình đưa các giáo dân vào con đường vi phạm pháp luật.

Hiện nay, còn rất nhiều người dân xã Yên Khê do bị các giáo dân quá khích theo các linh mục, chức sắc Giáo xứ Quan Lãng hành hung, đánh đập vẫn phải nằm viện chưa hồi phục, dư luận quần chúng nhân dân huyện Con Cuông đang bất bình cao độ, không loại trừ khả năng xấu nhất là người dân tự phát tập hợp phản ứng lại các giáo dân quá khích... Các linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng biết rõ điều đó nhưng vẫn đầu độc, kích động các giáo dân lên hành lễ trái pháp luật tại Con Cuông. Không khó để nhận ra, các linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng đang cố tình dẫn dắt tín đồ vào con đường vi phạm pháp luật, gây rối loạn để phục vụ động cơ chính trị, nhằm mục đích phá hoại, vi phạm kỷ cương phép nước.

Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và công nhận các công trình tín ngưỡng hợp pháp, nhưng sẽ nghiêm trị những tổ chức, cá nhân lợi dụng tự do tín ngưỡng để phục vụ động cơ chính trị, gây rối trật tự xã hội và phá vỡ tình đoàn kết cộng đồng. Các vị linh mục và chức sắc tôn giáo thuộc Giáo xứ Quan Lãng và các vùng lân cận cần chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật, các ý đồ kích động giáo dân vi phạm kỷ cương phép nước; để xứng đáng với niềm tin yêu của các con chiên, với uy tín của Thiên chúa giáo. Đồng thời, các giáo dân cần sớm nhận rõ bản chất của sự việc để tránh bị lôi kéo, xúi giục thực hiện mưu đồ không trong sáng và vô tình trở thành “con rối” trong tay những linh mục và chức sắc Giáo xứ Quan Lãng có tham vọng chính trị.

Mong muốn của chính quyền và toàn thể nhân dân Nghệ An không kể lương hay giáo là được sống trong một xã hội yên bình, lành mạnh, đượm tình người bởi mọi người dân Việt Nam - người dân xứ Nghệ đều được sinh ra từ “một bọc trứng của Mẹ Âu Cơ”.

Lãnh đạo huyện Con Cuông, Anh Sơn thăm hỏi các nạn nhân trong vụ ẩu đả tại Yên Khê

Sau khi xảy ra vụ việc một số giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đến địa bàn xã Yên Khê - Con Cuông truyền đạo trái pháp luật và gây gổ, hành hung người dân địa phương chiều 1/7, đã có 58 người bị thương, trong đó nhiều người bị thương nặng phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa huyện Con Cuông.

Sáng 2/7, huyện Con Cuông đã tổ chức đoàn công tác do Bí thư Huyện ủy Vi Xuân Giáp làm trưởng đoàn, cùng Chủ tịch UBND huyện Hoàng Đình Tuấn và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể xã hội của huyện đi thăm hỏi, động viên những người bị thương đang điều trị tại bệnh viện huyện. Nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể cũng tổ chức đi thăm hỏi, động viên những người bị thương như: Công an huyện, Kiểm lâm huyện, Đài truyền hình huyện..., giúp họ sớm ổn định tinh thần, yên tâm điều trị.

Chiều 2/7, UBND huyện Anh Sơn cử đồng chí Đặng Văn Tâm – Phó phòng Nội vụ cùng các đồng chí cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và lãnh đạo xã Tường Sơn đến động viên thăm hỏi gia đình chị Ngô Thị Thanh – giáo dân thuộc Giáo xứ Quan Lãng, trú tại xóm 12, xã Tường Sơn (Anh Sơn) đã bị trọng thương trong vụ ẩu đả ở xã Yên Khê (Con Cuông). Các thành viên trong gia đình chị Thanh bày tỏ sự cảm ơn chân thành và niềm xúc động trước sự quan tâm của chính quyền địa phương và cho biết trong buổi chiều 2/7, chị Thanh được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Hiện nay chị Ngô Thị Thanh đã qua cơn nguy kịch.

Nhóm P.V và CTV

tin mới

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.