Bài 3: Phát triển chăn nuôi gia súc

27/03/2012 17:54

(Baonghean) Miền Tây Nghệ An chiếm 84% diện tích toàn tỉnh (toàn tỉnh 16.487 km2), trong đó có603.166 ha đất chưa sử dụng ởvùng đồi núi thấp, đây là lợi thế để chăn nuôi trâu bò, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.


Nuôi bò tập trung nhiều ở các huyện:Thanh Chương (gần 47 nghìn con), Tương Dương (gần 33 nghìn con)Kỳ Sơn ( 29 nghìn con).v.v. Nuôi trâu bò đã thành tập quán của đồng bào miền núi bao đời nay, nhưng chỉ trong vòng 6 năm qua, khi thực hiện Quyết định 147/CP số lượng, chất lượng đàn mới được cải thiện. Gần đây hướng chăn nuôi bò sữa công nghiệpcủa Công ty T.H gắn với công nghiệp chế biến sữa hiện đại, chăn nuôi bò sữa đã trở thành thế mạnh của miền Tây Nghệ An.


Thực tế cho thấy hiện trạngchăn nuôi đạigia súc ở miền Tâyvẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Các hộ nuôi nhỏ lẻtừ 1-3 con chiếm tới 63,33% hộ; quy mô từ 4- 6 con là 31,67% số hộ; Quy mô trâu bò đàntrên 10 con rất hiếm. Chất lượng đàn bò tuy có tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn phải cải tạo mạnh. Trước đây các huyện miền núi chủ yếu nuôi giống bò vàng địa phương. Giống này vóc dáng nhỏ nhưng dễ thích nghi chăn thả. Sau 6 năm cải tạo, với chương trìnhZêbu hóa và sind hóa đàn bò, đến nay trọng lượng giống bò bản địa đã được cải tạo đáng kể.Tỷ lệ đàn bò Sind miền núi thấp đạt 34,1%, vùng núi cao 2,45% tổng đàn. Đối với đàn trâu, nhờ chính sách khuyến khích hỗ trợ trâu đực ngoại vùng, đem lại kết quả khá hơn.




Chăn nuôi bò sữa ở Đông Hiếu - Nghĩa Đàn

Riêngđàn bò sữa từ khi thực hiện Quyết định 147/CP đã có bước về chất lượng và số lượng đáng ghi nhận. Năm 2005 toàn tỉnh có 1.800 con bò sữa, nhưng đến 2007, tổng đàn sụt xuống chỉ còn 382 con. Từ năm 2008, khi có 2 dự án bòsữa của Vinamik và Công ty cổ phần Sữa T.H, tổng đàn bò sữa phát triển nhanh. Theo dự án TH, cuối giai đoạn 2 sẽđưa tổng đàn đến 45.000 con bò sữa; Vinamilk mở rộng đến 5.000 con. Đến năm 2011, tổng đàn bò sữanhập vềđã đạt16.436 con, Vinamilk 3.000 con. Lợi ích của thực hiện thành công các dự án bò sữa rất lớn, riêng dự án củaT.H sẽ sử dụng 1.200 lao động thường xuyên có thu nhập khá.


Phát huy kết quả của giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh quyết định đối với kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An vẫn tiếp tục thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, bò sữa gắn liền với chế biến sữa công nghiệp nhằmgiải quyết việc làm, khai thác tiềm năng vùng và tăng thu ngân sách. Cụ thể đến năm 2015, sẽ phát triển đàn trâu trong vùngtừ 223.500 con hiện nay lên 253.000 con, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng khoảng 4.730 tấn/năm, tăng bình quân hàng năm1,9%; đàn bò từ 244.310 con hiện nay, lên 437.000 con vào cuối giai đoạn và để đạt sản lượng thịt bò hơikhoảng 10.660 tấn/năm (tăng bình quân hàng năm 4%). Đồng thời, tiếp tục quy hoạch hợp lý vùng đồng cỏ, vùng ngô và các loại thức ăn khác, cho bò nhốt, bò sữa.


Trong công nghiệp chế biến, hiện tại trên địa bàn đã có 2 nhà máy sữa khá hiện đại, công suất lớn tại Nghĩa Đàn và Thị xã Cửa Lò. Tỉnh sẽkêu gọi thêm 2 dự án đầu tư 2 nhà máy chế biến thịt đông lạnh nữa,tại Nghĩa Đàn và Anh Sơn, nhằm phát triển chăn nuôi gia súc vùng miền Tây.


Giải pháp quan trọng nhất hiện nay để phát triển đàn trâu bò là chính sách hỗ trợ để phát triển tổng đàn, chuồng trại. Bắt đầu từ năm 2012, tỉnh tađã áp dụng chính sách:cấp 100% chi phítinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt, vật tư phối giống và hỗ trợ 50.000 đồng/con cho đàn trâu bò chửa; Hỗ trợ 60% giá trị trâu đực giống ngoại vùng, bò đực lai hướng thịt để phối giống trực tiếp cho trâu cái, nhất là các huyện miền núi không có điều kiện phối giống nhân tạo. Riêng các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong hỗ trợ 80% giá trị trâu đực ngoại vùng, bò đực giống hướng thịt. Ngoài ra để khuyến khich phát triển tổng đàn, tỉnh và Ngân hàngNông nghiệp và PTNT tạo điều kiện cho vay vốn 4 triệu đồng/convàhỗ trợ lãi suất 12 tháng, để mua trâu bò hàng hóa.


Mấy năm qua vùng miền Tây thường xảy ra dịch bệnh, nhất là dịch lở mồm long móng, tỉnh đã tăng cường hỗ trợ công tác thú y, thuốc tiêm phòng dịch. Cụ thể, như đã cấp 100% các loại vác xin phòng bệnhgia súc,đối với các xã miền núi trong khu vực III và khu vực II. Thực hiệnđền bù 100% gia súc sau khi tiêm phòng mà bị rủi ro chết.Riêng về bò sữa, đã ưu tiên vùng đất tốt nhất, vùng đất đỏ bazan, trên 7.000 ha, để phát triển đồng cỏ bảo đảm nguồn thức ăn tươi cho đàn bò và thực hiện nhiều chính sách ưu tiên khác.


Tất cả những chính sách đó thể hiện tỉnh ta quyết tâm phát triển đàn đại gia súc Miền Tây, thực hiện thành công kế hoạch khai thác thế mạnh của vùng trong giai đoạn này.


Hoàng Chỉnh

Mới nhất
x
Bài 3: Phát triển chăn nuôi gia súc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO