Bài 4: Xua luồng gió độc

(Baonghean) - Một thời, hoa thuốc phiện - hoa anh túc như luồng gió độc thổi khắp các vùng đất của hai huyện Kỳ Sơn và Quế Phong. Ngày đó, đồng bào các bản làng giáp đường biên trồng cây thuốc phiện như trồng lúa rẫy… Cuộc chiến loại trừ loài hoa ma mỵ và tội phạm ma túy đến tận bây giờ vẫn còn không ít cam go.

>>Bài 3: Bóng hình người lính mang quân hàm xanh

Ma túy hiện hữu

Huyện miền núi cao Quế Phong mùa này nắng mưa bất chợt. Nắng bừng bừng rực rỡ đó, bỗng chốc bốn phía mây đen lại kéo về. Ở vùng đất này, ma túy cũng giống như mưa dữ, lũ ngàn vậy, luôn rình rập, đe dọa và tàn phá sự bình yên của bản làng. Thiếu tá Vy Văn Giang, Phó trưởng Công an huyện Quế Phong trầm ngâm, trăn trở: “Tình hình ma túy trên địa bàn vẫn còn căng lắm. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2013, đã phát hiện bắt giữ 48 vụ với 61 đối tượng, thu giữ 853,1 gram heroin, 58,42 gram ma túy tổng hợp, 68,55 gram thuốc phiện và nhiều tang vật, phương tiện phạm tội khác”.

Nỗi đau ma túy nơi mảnh đất cuối Quốc lộ 48 không chỉ là những con số nặng lòng, cái chết ám ảnh mà đang hiện hữu ở những khoảng đời thanh xuân đang bị mất. Tại nơi tạm giữ của cơ quan công an huyện, chúng tôi đã gặp Nguyễn Khắc M.C. Em còn trẻ lắm, mới qua cái tuổi 18. C bị bắt vào ngày 6/6 với tang vật 1,65 gram heroin. Chiếc còng số 8 bập chặt trên đôi tay trắng mũm, nghĩ đến những tháng ngày sắp tới của kẻ phạm tội là em, tôi có cảm giác như ai đang xát muối vào lòng. Nhìn C cao ráo, trắng trẻo nói những lời sám hối, bất chợt hiện ra hình ảnh thân quế thơm bị phạt ngang lưng…

Những mảnh đời bị khói thuốc ma quái ám hại như C ở “Đất Vàng” không phải là hiếm. Tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội huyện Quế Phong, chúng tôi đã gặp học viên Lộc Thị Lý. Ngày Lý vào trung tâm mới 17 tuổi nhưng đã có thâm niên nghiện đến 2 năm. Tuổi thơ của Lý là những ngày buồn thảm: bố mất sớm, anh rể mất vì ma túy, em trai cũng là người nghiện. Lý bập vào “nàng tiên nâu” khi được bạn bè xúi dục thử một lần cho biết. Ngày gặp chúng tôi là ngày Lý được trở về cộng đồng, em khoe “Sức khỏe đã hồi phục tốt, hoàn toàn cắt cơn và tăng được 3 kg”.

Lý đã khóc rất nhiều trong ngày rời trại. Khóc thương cho những học viên không còn cơ hội làm lại cuộc đời, bởi đã nhiễm AIDS giai đoạn cuối do tiêm chích ma túy…

Mới hoạt động từ tháng 6/2010 đến nay, Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội huyện Quế Phong đã đón hàng trăm học viên cả 2 huyện Quế Phong và Quỳ Châu. Đa số các em đều là con nhà nghèo, do thiếu hiểu biết nên dính vào ma túy. Buổi sáng, chứng kiến các học viên xếp hàng tập thể dục, thấy hầu hết họ đều rất trẻ, song vẫn có những người cũ. Ông Lô Văn Việt (61 tuổi) là học viên lớn tuổi nhất trung tâm. Ông kể cho chúng tôi nghe sự “hấp dẫn chết người” của ma túy: “Tôi đi làm thợ trên các bản Mông, thấy anh em rủ hút cho biết, rứa là tôi cũng hút, sau thì bị nghiện. Tôi nghiện tháng 9/2010, đến khi về Tết vừa rồi đã cố cai ở nhà nhưng không ăn thua. Cả nhà bàn nhau đưa tôi vào đây cai. Vợ đã già rồi, con cái đã lớn và có gia đình cả. Mình nghiện ngập xấu hổ lắm”.

Trên cung đường cheo leo mạn ngược, chúng tôi tìm về xã Đồng Văn bên dòng sông Chu thơ mộng. Bản Thái cổ xưa Xốp Chảo cũng đã từng xác xơ vì ma túy. Hỏi chuyện ma túy, cụ bà Lô Thị Hà (78 tuổi) cho hay: “Giờ thì có đỡ hơn rồi, trước đây khổ lắm. Đã nghèo đói, không có gì ăn, nhiều người còn tìm đến thuốc phiện, chồng mế cũng rứa, ông nghiện thuốc phiện nhiều năm lắm. Mỗi lần hết thuốc, ông lại đi lên Mường Pôm, Mường Piệt ở Thông Thụ, nhờ người mua của người Mông bên Lào đưa sang. Nhiều người trong bản không có tiền phải sang các bản Mông ở Lào làm thuê để có thuốc phiện hút”… Ông Lương Văn Quang, con trai thứ của cụ Hà, góp chuyện: “Mặc dầu mảnh đất này không trồng được cây anh túc, nhưng cái khói của nó vẫn bay xa đến tận đây đấy. Cái “nàng tiên nâu”, rồi “cái chết trắng” đã làm tan nát, đau khổ nhiều gia đình. Cả xã giờ có 25 người nghiện ma túy (5 người đang đi cai), mấy năm nay đã có 20 người chết vì tiêm chích ma túy, có cả những người nhiễm HIV”.

Vườn chanh leo của ông Vy Văn Thiết (bản Yên Sơn, Tri Lễ, Quế Phong)

cho thu nhập cao.

Gian nan cuộc chiến

Từ Thác Sao Va ngược dòng Nậm Việc chừng 5 km là bản Pà Kím, nơi đứng chân của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch. Đồn là đơn vị điểm về phòng, chống ma túy và phòng, chống tội phạm. Trung tá Trần Văn Hòa, Đồn Phó nghiệp vụ cho biết: Đồn Hạnh Dịch quản lý địa bàn 2 xã Hạnh Dịch và Nậm Giải với 20,5 km đường biên. Bên kia biên giới là 2 bản Nậm Bống và Pà Khốm thuộc cụm bản Tẩu, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào.

Khu vực được coi là điểm nóng với hoạt động truyền đạo trái phép, nơi tập kết, trung chuyển của các đường dây buôn bán “cái chết trắng” xuyên quốc gia. Đấu tranh với tội phạm ma túy, cán bộ, chiến sỹ trinh sát của đồn thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình. Năm nay, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Tri Lễ và Thông Thụ tổ chức mật phục, tóm gọn 2 vụ buôn bán ma túy, thu giữ 2 bánh heroin và 18,5 gram ma túy tổng hợp.

Nắm bắt tình hình, mật phục là cuộc chiến gian nan, khốc liệt. Thiếu tá Vy Văn Giang - Phó trưởng Công an huyện Quế Phong kể: “Nhiều chuyên án, phải tổ chức phục kích ròng rã từ chập tối đến sáng mất 15 đêm như ở Pù Kẽm (Châu Thôn), Huồi Đô (Châu Kim), mặc cho vắt, muỗi cắn nhòe máu khắp thân, dầm mình trong mưa gió lạnh tê cứng người. Mấy chai nước mang theo chỉ dám dè xẻn từng chút một”… Không chỉ riêng khu vực xã Hạnh Dịch, mà trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng, tuyến biên giới Nghệ An – các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (Lào) nói chung, đã có không biết bao nhiêu chuyên án về đấu tranh ma túy với những cuộc đấu súng nảy lửa.

Huyện Quế Phong có 4 xã biên giới là Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ với 59 bản, gần 3.000 hộ và khoảng 16.000 người, gồm 4 dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú, Kinh. Đời sống nhân dân trong vùng rất khó khăn. Đồng bào người Việt – người Lào ở hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc từ lâu đời, thường xuyên qua lại thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hoá. Tập quán trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện từ lâu đời khiến đối tượng nghiện truyền thống nhiều. Thời gian gần đây, “cơm đen” trở nên hiếm do chính sách triệt xóa cây thuốc phiện của hai Nhà nước thì tội phạm ma túy lại ngày càng điên cuồng đưa “hàng trắng”, ma túy tổng hợp qua nước ta. Nghệ An là điểm vào “thích hợp” bởi núi rừng hiểm trở, đường dân sinh qua lại nhiều…

Thượng tá Nguyễn Viết Thà, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tri Lễ cho biết: “Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy (tháng 6/2013), phối hợp với các lực lượng liên quan, Đồn Biên phòng Tri Lễ đã tổ chức 12 lượt tổ công tác tuần tra, kiểm soát ma túy, phát hiện, bắt giữ 4 vụ, 4 đối tượng phạm tội liên quan đến ma túy, thu giữ 25 gram heroin, cùng nhiều tang vật khác”… Trên phạm vi toàn tỉnh, từ đầu năm đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 27 vụ, 36 đối tượng, thu giữ 6,837 kg heroin, 2.406 viên ma túy tổng hợp, 1 quả lựu đạn, 1 dao nhọn, 1 ôtô, 10 xe máy, 8 ĐTDĐ, 24.850.000 kíp Lào. Các đơn vị đã khởi tố, hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, tiến hành bàn giao cho lực lượng Công an tiếp tục điều tra, xử lý 25 vụ, 32 đối tượng, bàn giao Công an tỉnh Xiêng Khoảng, Lào 1 vụ, 3 đối tượng. Những con số này cho thấy cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy hãy còn lắm gian nan.

Từ bỏ hoa anh túc

Thượng tá Nguyễn Viết Thà cho biết: Đấu tranh chống tội phạm ma túy, trước hết phải tuyền truyền vận động, làm trong sạch cho người dân mình trước. Cuộc đấu tranh này tuy còn rất nhiều gian nan nhưng đã xuất hiện nhiều tín hiệu vui. Bà con các dân tộc ở Quế Phong nói riêng và tỉnh ta nói chung không còn trồng cây thuốc phiện… Về Tri Lễ, xã biên giới, nằm cách huyện lỵ Kim Sơn chừng 30 km. Nơi đây, một thời từng là thủ phủ của cây anh túc.

Ông Lê Xuân Thu, Chủ tịch xã Tri Lễ nhớ lại: “Những năm 80 thế kỷ trước, ở Tri Lễ đồng bào trồng cây anh túc rất nhiều, nhất là đồng bào người Mông, đó như là một truyền thống canh tác, rất khó bỏ”. Cũng theo ông Thu, từ những năm 1982-1984, đỉnh Pha Cà Tún là thủ phủ của cây thuốc phiện, đều do người Mông Lào và người Mông Tri Lễ canh tác. Với 8 bản người Mông: Pà Khốm, Piêng Luống, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2, Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Mường Lống, Nậm Tột; tất thảy đều chạy dọc theo 17,5 km đường biên cheo leo lưng chừng núi, trong đó có đỉnh Pha Cà Tún cao trên 1.500m với rừng già, những thung lũng nguyên sinh là vùng đất mơ ước của cây anh túc.

Tuy nhiên, câu chuyện buồn vì những hệ lụy mang đến vùng đất xinh đẹp này chỉ còn là quá vãng. Lần này, đến Tri Lễ, hỏi từ cán bộ đến bà con về cây anh túc, ai cũng lắc đầu: “Đảng và Nhà nước vận động nên bà con mình không trồng cây anh túc từ lâu rồi”. Ngược đường rừng vào bản Pù Luông lúc mặt trời đứng bóng, cả bản yên ắng tịnh không một bóng người, chỉ còn lại những mái nhà gỗ samu xám nằm e ấp dưới triền núi.

May mắn gặp được ông Xồng Nỏ Lỳ, trên lưng vẫn đeo nguyên “lù cở” (giỏ bằng mây địu sau lưng để đi rẫy) và con dao Mẹo truyền thống của người Mông, vừa lau mồ hôi ông Lỳ vừa cho hay: “Giờ đang là vụ mùa bà con lên nương hết rồi, đến tối mới về. Phải chờ đến khi mặt trời xuống núi mới gặp được”. Hỏi ông “Bây giờ bà con mình còn trồng thuốc phiện không?”. Ông Xồng Nỏ Lỳ khẳng khái: “Được cán bộ tuyên truyền, vận động, đồng bào mình bỏ lâu rồi, cái thuốc phiện nó ác lắm, làm bao nhiêu người phải chết. Biết trồng thuốc phiện là có tiền, nhưng Nhà nước đã cấm, cái bụng ta nghe theo thôi, cả 7 đứa con ta cũng nghe theo thôi. Ta giờ vừa làm lúa nước, vừa trồng cà núi, làm vườn chanh leo! Ta bỏ “bọc có giá” (hoa thuốc phiện)” từ lâu rồi".

Trên con đường cheo leo mới mở vào Pà Khốm, bất chợt gặp đôi vợ chồng già người Mông lầm lũi bước. Hỏi chuyện mới biết ông Thò Già Dê, nguyên Phó Chủ tịch xã Phăn Thoong (huyện Sầm Tớ-Lào) và bà vợ Xồng Y Mỹ, đi bộ từ Lào sang thăm con gái ở bên này từ lúc 5 giờ sáng. Ông bảo: "Vợ chồng ta sang thăm con gái thôi, không mang hạt giống thuốc phiện. Ta cũng nói con cháu nhiều lần rồi, đừng trồng, đừng hút thuốc phiện, khổ lắm!".

Ở bản Pà Khốm, Trưởng bản Và Chia Ninh dẫn chúng tôi đến gặp “người cũ” ông Thò Giông Nù, một người được coi là kinh tế khá của bản với 84 con trâu, bò, ngựa. Năm 2006, đoàn công tác liên ngành của huyện đã phạt nhà Thò Giông Nù do ông này tái trồng cây thuốc phiện. Lúc đó, theo biên bản của đoàn lập, mảnh vườn chừng hơn 100m2 của ông có cây thuốc phiện, xen lẫn với... rau cải, đậu và cả rau bí. Hỏi chuyện, ông Nù cười hồn hậu: "Thì ta cũng chỉ định trồng để lấy ít nhựa nấu cao thôi, giờ biết rồi, không dại nữa”.

Theo chân Thiếu tá biên phòng Đàm Thiên Thương, được tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ ra đồng tìm ông Lỳ Tông Súa, Trưởng bản Huồi Mới 1. Đến nơi thấy ông Súa đang cùng cán bộ huyện hướng dẫn bà con dẫn nước vào ruộng mới khai hoang. Hỏi ông chuyện vận động bà con bỏ trồng cây thuốc phiện nhiều năm về trước ông Súa xua tay: “Mình có làm gì to tát đâu. Thấy trồng cây thuốc phiện nó hại đồng bào quá! Mình là đảng viên phải đi trước, làm trước cho bà con theo sau. Tri Lễ giờ không còn ma túy nữa đâu, bà con chí thú nuôi trồng cây, con có giá trị cao rồi”… Những nụ cười, ánh mắt tin yêu của bà con người Mông ở Huồi Mới chính là điểm tựa cho cuộc đấu tranh bài trừ ma túy ở vùng đất rẻo cao này.

Nhóm PV

tin mới

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.
ảnh đại diện ý kiến

Những thủ lĩnh nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Về dự Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ 2, năm 2019 diễn ra vào chiều 15/10, các đại biểu gửi gắm nhiều tâm nguyện từ thực tiễn.
Có không gian vừa thoáng mát, vừa yên tĩnh dường như đã tạo cảm hứng đọc sách cho các em học sinh

Dãy nhà chờ độc đáo cho giáo viên và học sinh vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Điểm Trường Tiểu học bản Khổi, thuộc Trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương - Nghệ An) chỉ có 2 phòng học, không có phòng chờ cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Phụ huynh nơi đây đã cùng nhau góp tre, nứa, lá cọ để dựng lên những nhà chờ đẹp mắt, thân thiện.
học sinh tựu trường

Những đứa trẻ người Mông ở Nghệ An rời bản, xuống núi đến trường

(Baonghean.vn) - Cuộc sống vất vả đã “cuốn” những đứa trẻ người Mông ở Tri Lễ (Quế Phong) sớm lên nương, vào rẫy... Tuy nhiên năm gần đây, nhận thức người dân được nâng lên, người Mông đã xem việc đưa trẻ xuống núi theo học là để tiếp thu kiến thức mới, góp phần nâng cao cuộc sống, xây dựng bản làng.
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

(Baonghean.vn) - Đã từ lâu người dân khắp nơi đều biết đến chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) là phiên chợ chuyên bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả do bà con tự trồng hoặc thu hái ở trên nương rẫy hay khe suối. Đây không chỉ là những loại nông sản "sạch" mà còn là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, nên được người dân rất ưa chuộng.
Hoạt động của bộ phận một cửa tại Chi cục thuế huyện Tương Dương. Ảnh: Phương Thúy

Huyện có 5 dự án thủy điện ở Nghệ An kiến nghị trích nguồn thuế cho địa phương

(Baonghean.vn) - Trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) hiện có 5 dự án thủy điện nhưng việc thu thuế lại không thuộc trách nhiệm của huyện. Do đó, huyện vùng cao này đề nghị có chính sách nhằm trích lại một phần kinh phí từ nguồn thu thuế các công trình thủy điện trên địa bàn cho địa phương.