Bài 8: Di tích gắn với các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX

17/10/2011 17:53

(Baonghean.vn) Ở thời kỳ này, nhiều chí sỹ yêu nước quê Nghệ An đã tích cực phát động hoặc hưởng ứng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Nhiều di tích được hình thành từ đó...

Khu di tích, lưu niệm Phan Bội Châu


Phan Bội Châu, tên cũ là Phan Văn San, hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam và nhiều bút danh khác. Ông sinh ngày 26/12/1867 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn.

Năm 1964, Phan Bội Châu cùng với Nguyễn Hàm và một số đồng chí khác thành lập Duy Tân hội, chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, chủ trương khôi phục nền độc lập. Đầu năm 1905, ông sang Nhật rồi quay về phát động phong trào Đông Du (1905 - 1908). Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) và lén lút đưa về Hà Nội. Trước áp lực từ phong trào đấu tranh của nhân dân trong cả nước, thực dân Pháp buộc phải ân xá, đưa về giam lỏng ông ở Huế 15 năm (1925 - 1940). Ông đã mất ở Huế ngày 29/10/1940 trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân cả nước. Sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu không thành nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng của ông là một ngôi sao sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu tại Huế gắn với hình ảnh ông già Bến Ngự, gồm: Ngôi nhà tranh số 53 đường Phan Bội Châu, ở dốc Bến Ngự, nhà thờ, lăng mộ và nghĩa địa mang tên Phan Bội Châu ở đồi Quảng Tế, xã Thủy Xuân. Nhà bia thờ Ấu Triệu Lê Thị Đàn, Lăng mộ Tăng Bạt Hổ, dãy bia con Ky, con Vá... Đặc biệt, tại quê hương ông - Thị trấn Sa Nam, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Nam Đàn đã trùng tu, phục dựng lại ngôi nhà xưa của Cụ Phan thành Khu lưu niệm để ngày ngày đón rất nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế tới thăm, tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ tới một bậc anh hùng xả thân vì độc tập tự do của nước nhà.

Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở Thị trấn Sa Nam, Nam Đàn - Ảnh: T.T

Khu lưu niệm Phan Bội Châu gồm 2 ngôi nhà gỗ lợp tranh thưng phên nứa bố cục kiểu chữ L, theo hướng Đông Nam và Tây Nam, được xây dựng trên khoảng đất rộng. Vườn di tích được trồng các loại cây ăn quả như cam, chanh, bưởi, hồng, nhãn, mít, vú sữa, cau..., mang đậm dấu ấn làng quê xứ Nghệ.

Ngày 29/7/2004, UBND tnh đã ký quyết định phê duyt D án đầu tư tôn to nâng cp khu di tích, lưu nim Phan Bi Châu, giao Ban qun lý Di tích và Danh thng tnh làm chđầu tư, vi các hng mc: sa cha nhà lưu nim, sân vườn, nhà trưng bày, tượng c Phan Bi Châu, xây mi nhà làm vic và tiếp đón khách, nâng cp h thng đin và cp thoát nước. D án chia làm hai giai đon vi tng kinh phí gn 9 tđồn11g. Thế nhưng, sau 5 năm trin khai (t năm 2005 đến nay), d án mi ch tiến hành mt s hng mc như xây mi nhà tiếp khách, m rng khuôn viên, sa cha nhà di tích, kè đá, san lp khu vc phía sau di tích..., nhiu hng mc còn d dang. Khó khăn nht ca d án đầu tư tôn to nâng cp khu di tích, lưu nim c Phan Bi Châu đó là công tác gii phóng mt bng. UBND huyn NamĐàn cn gii quyết dt đim v vn đề này để tr li không gian cho di tích.

Trong hai ngôi nhà di tích còn lưu giữ các hiện vật quý gắn với quãng đời cụ Phan thời kỳ sống tại quê hương. Chiếc cối giã gạo bằng đá xanh, chuồng và cần cối bằng gỗ lim để ở hồi văn bên phải của nhà lớn là kỷ vật của bà Phổ, bà Giải San trong những ngày tần tảo nuôi chồng, nuôi con. Bộ phản gỗ và yên thư để ở gian ngoài của nhà lớn là nơi Cụ Phan dùi mài kinh sử và là nơi Cụ đàm đạo thơ văn, bàn việc nước với các sỹ phu trong vùng. Đặc biệt, trong di tích còn lưu giữ bộ tràng kỷ bằng tre, giá sách bằng gỗ và những cuốn sách học chữ của cụ Phan thời niên thiếu.

Bên cạnh hai ngôi nhà di tích còn có nhà trưng bày được xây dựng ở phía Tây khu di tích, kiến trúc vừa mang tính truyền thống, vừa hiện đại. Nội dung trưng bày thể hiện 3 phần chính (Quê hương gia đình và xã hội; Sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu; Tình cảm của quê hương và hậu thế đối với Phan Bội Châu), với hàng trăm bức ảnh tư liệu quý, hiện vật gốc và các tài liệu khoa học phụ mang tính nghệ thuật cao, tái hiện lại những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của cụ Phan Bội Châu, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong và ngoài nước khi đến viếng thăm, tưởng niệm danh nhân.

Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh (26/12), ngày mất (19/10) của Phan Bội Châu, lãnh đạo, nhân dân tỉnh, huyện Nam Đàn đều tổ chức chu đáo Lễ dâng hương tưởng niệm người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc.

Nhà thờ họ Đặng

Nhà thờ họ Đặng ở Thanh Xuân, Thanh Chương là một di tích được xây dựng từ thời nhà Nguyễn (Thành Thái thứ 8). Nơi đây đã chứng kiến nhiều con cháu họ Đặng lớn lên, trưởng thành, nơi thờ tự các bậc tiên tổ trong đó có các danh nhân và là nơi chứng kiến các trào lưu cách mạng của địa phương.

Những người con tiêu biểu của dòng họ Đặng là: Đặng Nguyên Cẩn (con trai Đặng Thai Giai), sỹ phu yêu nước trong phong trào Đông Du, bị thực dân Pháp bắt và đày đi nhà tù Côn Đảo (từ năm 1908 - 1921), ra tù về quê sống được một năm thì qua đời (1922); Đặng Thúc Hứa (em trai của Đặng Nguyên Cẩn) tham gia Duy Tân Hội - một trong số những người cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Xiêm; Đặng Quý Hối (em trai Đặng Thúc Hứa) lãnh tụ của Hội Duy Tân và phong trào Đông Du ở vùng Thanh Chương, có 3 người con là Đặng Thai Đậu, Đặng Thị Hợp, Đặng Thị Quỳnh Anh cũng đã từng xuất dương sang Xiêm hoạt động...

Nhà thờ họ Đặng và nhà tưởng niệm Đặng Thái Mai ở Thanh Xuân
(Thanh Chương) - Ảnh: Văn Phú

Tại nhà thờ họ Đặng, các lãnh tụ như Đề Thắng (phong trào Cần Vương), Phan Bội Châu (phong trào Đông Du) đã từng về đây để bàn định việc cứu dân, cứu nước. Đặc biệt, di tích còn là nơi thờ tự Đặng Thai Mai (con trai Đặng Nguyên Cẩn, cháu đích tôn của Đặng Thai Giai) một nhà cách mạng từ phong trào yêu nước Tân Việt chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, nhà khoa học, nhà giáo, nhà văn hóa lớn của đất nước.

Theo gia phả họ Đặng ở Thanh Xuân và các bậc cao niên trong vùng thì xưa kia di tích nằm trên đỉnh một quả đồi của làng Lương Điền có diện tích 5 sào Trung bộ. Theo bản đồ địa chính xã Thanh Xuân năm 1985 thì phần đất của di tích hiện còn lại 1.260m2. Dòng tộc họ Đặng nhiều đời sinh sống ở đây và đã biến quả đồi thành mảnh vườn trồng nhiều cây cối. Trên mảnh đất này trước đây có các công trình: nhà thờ, nhà ở, nhà ngang, nhà cổng... Hiện nay những hạng mục đó đã được khôi phục, tu bổ lại đầy đủ.

Nhà thờ họ Đặng gồm bái đường, hậu cung, tường bao, lối vào, tắc môn, và sân, hướng Đông. Ngoài các đồ tế khí, đặc biệt nơi đây còn lưu giữ một đồng tiền bạc trắng, tương truyền do Vua Hàm Nghi tặng cho gia đình họ Đặng. Đồng tiền có đường kính 6cm, cả hai mặt đều có chữ Hán, một mặt là hai hàng chữ "Thiệu Trị thong bảo" và "Vạn thế vĩnh lai" (cậy nhờ muôn đời). Mặt bên kia của đồng tiền là 20 chữ sắp xếp thành một bài thơ tứ tuyệt. Đây là đồng tiền do Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) cho đúc dùng để ban thưởng cho người có công với triều đình.

Mộ Đặng Thái Thân

Đặng Thái Thân hiệu là Ngư Hải, Ngư Ông, quê làng Hải Côn, huyện Nghi Lộc. Ông đỗ đầu xứ nên gọi là đầu xứ Đặng, là học trò và là đồng chí của Phan Bội Châu. Năm 1904, ông cùng với Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác lập ra Hội Duy Tân, xướng xuất phong trào Đông Du. Ông là cánh tay đắc lực của Phan Bội Châu, lo công việc của Hội Duy Tân từ Huế ra, bố trí cho người xuất dương. Năm Mậu Thân 1908, ông bị giặc Pháp bao vây, không muốn rơi vào tay giặc, ông đã tự sát sau khi bắn chết tên tay sai Một Độ và thủ tiêu hết tài liệu bí mật.

Phan Bội Châu ghi về ông: "Đặng quân vốn người hăng hái gan dạ, nhân phẩm lại cao, trải mười năm vừa là thầy vừa là bạn tôi" (Ngục Trung Thư). Huỳnh Thúc Kháng đề cao ông: "Người khảng khái, trầm tĩnh, học vấn uyên bác, đởm thức hơn người; cái năng lực gánh nặng đi đường xa không lộ ra ngoài, không phải là người đồng chí tâm giao thì không ai biết là người thế nào... Từ khi Ngư Hải mất, cụ Sào Nam như mất cánh tay, cái dây liên lạc trong ngoài bị đứt đoạn" (Thi tù tùng thoại).

Mộ và văn bia Đặng Thái Thân (do11 Phan Bội Châu viết) hiện ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn. Trước đây, mộ ở giữa cánh đồng hoang vu, ít người qua lại. Mấy năm gần đây, nhân dân xã Nam Thanh cùng dòng họ Đặng đã góp công sức, tiền của xây dựng, tôn tạo lại khang trang, ấm cúng hơn. Đến thăm mộ Đặng Thái Thân, du khách không phải lội qua ruộng lúa như trước đây nữa mà đã có một con đường xuống tận khu mộ, thuận tiện cho nhân dân, du khách muốn tìm hiểu, thăm viếng ông. Tuy nhiên, đây là một trong những di tích gắn với phong trào Đông Du vẫn chưa có sự đầu tư của Nhà nước do chưa được xếp hạng.


Thanh Thủy

Mới nhất
x
Bài 8: Di tích gắn với các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO