Bài cuối: Thời cơ, lợi thế và trách nhiệm...
Đã là đô thị loại I, khẳng định vị thế trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Nghệ An giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển; được phê duyệt đề án trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ - Thành phố Vinh đang đứng trước những cơ hội và lợi thế phát triển mới đòi hỏi nỗ lực "tự thân"...
Xem Bài 2 -> Môi trường - những gam màu tối
Để Vinh trở thành "cực hoạt động", "cực tăng trưởng" mới của đất nước cũng như Trung tâm kinh tế văn hóa Bắc Trung bộ có chức năng đầu tàu tăng trưởng của tỉnh và vùng Bắc Trung bộ, thời gian qua, từ Trung ương đến tỉnh đã dành sựưu tiên nhiều mặt tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố Vinh phát triển. Và Vinh cũng đã bước đầu thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ (Nghị quyết 07- NQ/TU khóa XVI của Tỉnh ủy Nghệ An). Thành phố từng bước được kiến thiết, chỉnh trang, mở rộng xây dựng: Tốc độđô thị hóa diễn ra nhanh chóng, địa giới hành chính mở mang, từ 13 phường nay tăng lên đến 16 phường, 5 xã tăng lên thành 9 xã; diện tích tự nhiên toàn thành phố từ 67,53 km2 tăng lên 104,98 km2, đáp ứng đủ không gian sống cho 450 nghìn dân hiện tại và nhiều hơn trong tương lai. Việc mở rộng với đường biên phía Đông giáp biển tạo cho Vinh một diện mạo mới, một thành phố hiện đại có sông - núi - biển, đồng thời phát huy thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển.
Trung tâm thương mại Vicentra - một dự án đầu tư lớn ở Thành phố Vinh
Trên tiến trình phát triển xứng tầm và hướng trở thành Trung tâm vùng Bắc Trung bộ, những kết quả từ nỗ lực của Thành phố Vinh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như tăng trưởng kinh tế chưa có bước đột phá và còn thiếu tính bền vững; công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện qui hoạch còn nhiều bất cập; xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa tốt; tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp... Để sớm đạt các mục tiêu phát triển, thì thành phố còn cần một quá trình đầu tư xây dựng dài hơi và liên tục,kèm theo đó là có hẳn một chiến lược và tổ chức thực hiện tốt đáp ứng yêu cầu về nhân tài, vật lực một cách kịp thời.
Để có nguồn kinh phí xây dựng kiến thiết, Đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộđã nêu rõ: "Phát triển thành phố trên quan điểm khai thác nội lực với việc tập trung đầu tư của tỉnh, Trung ương để xây dựng các công trình quy mô vùng và thu hút đầu tư từ các tỉnh, thành phố lớn và nước ngoài". Phương hướng, mục tiêu này xác định: Đồng thời với việc Thành phố Vinh không ngừng được kiến thiết, chỉnh trang, mở rộng xây dựng, thì cấp bách vànhất thiết phải tạo được một môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào, khơi thông các dòng vốn trong nhân dân tạo ra động lực bứt phá.
Tuy nhiên, 5 năm qua Thành phố Vinh mới chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tưtrên 100 dự án với tổng số vốn đạt gần 20 nghìn tỷđồng (1/2 trong số này là đạt được ở năm 2010 với 37 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 9.753 tỷđồng). Nếu so sánh với các thành phố có điều kiện tương tự như Thanh Hóa (40 nghìn tỷ) thì thu hút đầu tư của Vinh vẫn chưa bằng. Thành phố vẫn chưa có giải pháp thật tốt để thu hút đầu tư, nhất là các cụm công nghiệp. Hoạt động xúc tiến đầu tư của Vinh rầm rộ nhưng còn chung chung, thiếu chiều sâu, chưa có mặt các tên tuổi lớn như Sony, Samsung, Toyota, Toshiba... Làm sao để biến Vinh trở thành "đất lành" cho nhà đầu tư tìm đếnlà bài toán không dễ giải.
Trong một hội nghị "hiến kế" cho tỉnh Nghệ An gần đây, PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tếcho rằng "tọa độ trọng điểm của Nghệ An hiện nay nằm ở Thành phố Vinh và vùng phụ cận. Tập trung đầu tưởđây, đồng thời xây dựng hạ tầng kết nối với các vùng khác thì kinh tế Nghệ An sẽ khởi sắc"... Thành phố Vinh chính là bộ mặt của tỉnh, đóng vai trò đầu tàu, đòn bẩy cho cả tỉnh trong việc phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Thành phố cần phải xây dựng được một hình ảnh đẹp, cải tạo môi trường kinh doanh để nhà đầu tư tìm đến Vinh. Xây dựng hình ảnh đẹp đó như thế nào?Vinh có xuất phát điểm thấp, hai lần bị san phẳng trong chiến tranh, mới chỉđược tái thiết trong gần 4 thập kỷ trở lại đây, nhưng đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để quy hoạch trở thành một đô thị hiện đại đẹp, tránh những bài học đắt giá của các đô thị cũ khi mở mang phát triển hạ tầng.
Thí dụ như: Vinh là đô thị loại 1 nhưng hiện nay thành phố không hề có một nhà vệ sinh công cộng nào, việc quy hoạch nhà vệ sinh công cộng đang bị bỏ quên suốt một thời gian dài. Điều này là khó chấp nhận. Xây dựng hình ảnh Vinh còn ở việc cải tạo môi trường sống, Thành phố Vinh cũng phải tính đến hiệu quả lâu dài, sựđược và mất ở khu công nghiệp Bắc Vinh, các khu công nghiệp nhỏ Nghi Phú, Đông Vĩnh để có phương án giải quyết, nhất là từ vấn đề quy hoạch...
Để Vinh ngày càng phát triển trên cơ sở ngày càng có nhiều nhà đầu tưđến chung tay xây dựng, Bà Phạm Thị Hồng Thái - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An, nêu quan điểm: không ai quảng bá hình ảnh cho địa phương bằng chính các doanh nghiệp đã đầu tư. Sự hanh thông của doanh nghiệp trong quá trình thực thi dự án và thành công của các dự án đầu tư sẽ có sức thu hút các doanh nghiệp khác hơn mọi cố gắng quảng bá khác. Rào cản lớn nhất để doanh nghiệp đến với Thành phố Vinh là cải cách thủ tục hành chính. Mặc dù lãnh đạo thành phố luôn có chủ trương thông suốt, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nhưng vướng mắc lại nằm chính ở cấp phòng và chuyên viên.
Nguyên nhân là trình độ chuyên môn kém, giải quyết chậm các tình huống, sự vụ, sự việc, cũng như trợ giúp doanh nghiệp kịp thời, chưa kể một vài nguyên nhân khác. Tương tự, các sở, ban ngành cấp tỉnh cũng phải có bước cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, thực chất hơn nữa. Vì điểm đặc biệt cần lưu ý làcác sở, ban, ngành cấp tỉnh đều tập trung trên địa bàn thành phố; thì vấn đề thu hút đầu tư hiệu quả thông qua cải cải hành chính cần phải tăng trách nhiệm; vì khi giải quyết những thủ tục đầu tư, nhà đầu tưđến với tỉnh cũng chính là mang ấn tượng đến với Thành phố Vinh dồn nén, cầu thị phát triển xứng tầmđô thị loại 1...
Trong cuộc họp tổng kết Nghị quyết 07 diễn ra trong tháng 6 vừa rồi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ rõ những nhiệm vụ mà Thành phố Vinh cần phải tiếp tục tập trung vào công tác qui hoạch như hệ thống đường giao thông, mương thoát nước, công viên, cây xanh, vườn hoa, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, nơi vui chơi giải trí, các khu đô thị mới...; công nghiệp thành phố phải hướng tới công nghiệp sạch, giá trị cao; nông nghiệp phải hướng tới công nghệ cao, sạch, gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển dịch vụ; phát triển văn hóa đô thị; tập trung vào các giải pháp đó là huy động mọi nguồn lực đầu tư; phân công, phân cấp, phối hợp và nâng trách nhiệm của các ngành cũng như thành phố... Trong quá khứ, Vinh như cánh chim Phượng bay lên từ bình minh đỏ, hôm nay Vinh còn rất nhiều việc phải làm để xứng danh "Thành phố Bình Minh". Trách nhiệm, tâm huyết đang đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân thành phố nỗ lực xây dựng Vinh trở thành nơi muôn phương muốn đến, mong về.