Bài học về sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm

(Baonghean) - Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi về Hưng Xá, nơi đây những ruộng ớt đang kỳ thu hoạch chín đỏ rực đồng. Anh Võ Trọng Hải cho biết: Đây là năm thứ 2 nhận đất khoán của xã trồng ớt cung cấp cho Công ty Á Châu.

Cách đây 2 năm, Công ty Á Châu về xã tìm đất để thử nghiệm mô hình trồng ớt vụ đông phục vụ xuất khẩu. Tại thời điểm đó, xã cũng có chủ trương xây dựng mô hình phát triển cây trồng vụ đông, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Xã và công ty gặp nhau về ý tưởng - mô hình ra đời. Qua 2 năm canh tác, anh Hải rút ra kết luận: Đất vùng bãi của Hưng Nguyên, ớt là loại cây trồng đưa lại hiệu quả cao nhất. Năm nay, gia đình anh Hải trồng 15 sào ớt, 5 sào cỏ ngọt, vài sào đậu, rau màu. Ớt xuống giống từ 18/10(ÂL), sau 3 tháng cho thu hoạch. Vụ này dự kiến đạt 15 tấn, với giá bán bình quân 7.000 đồng/kg. Thu nhập từ 1 sào ớt đạt 7 triệu đồng. Như vậy, 1 ha trồng ớt đạt 140 triệu đồng, đây là con số thu nhập thực tế tại ruộng nhà anh Hải. Theo tính toán, chi phí đầu tư 1 sào ớt một chu kỳ hết 1 triệu/sào - người nông dân lãi 6 triệu đồng.

Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên kiểm tra mô hình trồng ớt

ở Hưng Xá.

Từ kết quả 2 năm trồng thử nghiệm, vụ đông năm nay xã quyết định nhân rộng mô hình khoảng 10 ha ớt, 10 ha trồng cà rốt phục vụ xuất khẩu. Không chỉ Hưng Xá, mà  Hưng Lam, Hưng Nhân, Hưng Lợi… Những xã có đất vùng bãi, vụ đông năm nay, mỗi xã đều xây dựng từ 1 - 2 mô hình, mỗi mô hình khoảng 10 ha trồng ớt cao sản và cà rốt phục vụ xuất khẩu. Ông Cao Đình Tuyên, Trưởng ban Nông nghiệp xã Hưng Nhân cho biết: Thực hiện đề án chuyển đổi của huyện, từ kết quả thực tế của mô hình, xã quyết tâm chuyển đổi một số diện tích sang trồng cây hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Bước đầu do tập quán canh tác cũ, một số hộ còn ngần ngại. Để chuyển đổi thuận lợi, xã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động bà con trồng thử nghiệm. Dự định, nếu vụ đông năm nay thắng lợi, sẽ nhân rộng mô hình trên toàn bộ vùng đất bãi của xã trong những năm tiếp theo.

Theo ông Hoàng Văn Ân, phó phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Hưng Nguyên có 1.231 ha đất bãi ven sông Lam, trong đó có 750 ha màu cạn. Vụ đông năm nay và những năm tiếp theo, huyện quyết tâm chuyển đổi số diện tích này sang trồng những giống cây cho thu nhập cao, để phát huy tối đa tiềm năng vùng đất bãi. Vụ đông năm nay, chuyển khoảng 100 ha sang trồng ớt cao sản và 50 ha trồng cà rốt. Để tạo đầu ra cho sản phẩm, huyện đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Á Châu. Theo đó, công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Để bảo đảm cho người dân yên tâm sản xuất, công ty đã ký quỹ tại ngân hàng.

Cũng theo ông Ân, sản xuất ớt bán sang thị trường Trung Quốc, phải xây dựng lịch thời vụ làm sao để những tháng lạnh nhất của mùa đông, có sản phẩm xuất khẩu, do vậy, đã hình thành vụ đông muộn. Cây trồng vụ đông thường xuống giống trong tháng 9, nhưng ở vùng bãi, tháng 9 thường bị ngập lụt. Để né lụt, lịch thời vụ chuyển sang tháng 10. Chuyển lịch thời vụ sản xuất, có được sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, đảm bảo hàng hóa không bị ứ đọng, là một trong những nét mới của sản xuất hàng hóa vụ đông năm nay ở Hưng Nguyên. Ngoài số diện tích chuyển đổi trồng cây phục vụ xuất khẩu, phòng Nông nghiệp huyện còn xây dựng một số công thức luân canh mới đưa lại hiệu quả kinh tế cao như: Ớt đông xuân - Đậu xuân hè. Ngô đông-  Lạc xuân - Đậu xanh. Cà rốt - Lạc xuân - Vừng… để các địa phương lựa chọn.

Để bảo đảm cho những công thức trên thu được kết quả, ngoài việc đưa tiến bộ về giống cây trồng, kỹ thuật, một vấn đề được quan tâm hàng đầu là công tác thủy lợi. Hiện nay, huyện đang tập trung mọi lực lượng, nguồn lực để hoàn thiện hệ thống thủy lợi vùng bãi, chủ động việc tưới tiêu. Những phương án giải quyết tưới tiêu vùng bãi được đưa ra, để các địa phương lựa chọn: như xây dựng kênh mương bê tông, cấp nước bằng đường ống nhựa, tưới nhỏ giọt… Hiện nay, phương án đang được áp dụng tại một số nơi trên vùng bãi, có tính khả thi cao, là sử dụng nước ngầm qua giếng khoan để tưới cho cây trồng. Đây là phương án hiệu quả, ít tốn kém. Chỉ cần đầu tư đường dây tải điện đến các chân ruộng.

Tiếp xúc với ông Nguyễn Công Vương, Trưởng phòng Phát triển nguyên liệu Công ty Á châu, ông cho biết: Là công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, Á Châu xây dựng đề án tham gia chuyển đổi cây trồng trên đất Nghệ An. Đề án đã được phê duyệt, công ty đang từng bước thực hiện đồng hành với người nông dân, công ty xác định cùng chia sẻ lợi nhuận. Cụ thể như mặt hàng ớt cay. Khi định giá thu mua cho người nông dân, công ty tính toán đảm bảo giá trị thu nhập 150 triệu/ha, đối với cà rốt giá đảm bảo cho người sản xuất có thu nhập 100 triệu đồng/ ha . Từ sản lượng và việc đảm bảo thu nhập, đã tạo được sự đồng cảm và niềm tin của người nông dân. Phương châm của Công ty là: Doanh nghiệp song hành với người nông dân để đề ra nguyên tắc ứng xử.

Phát triển cây vụ đông ở vùng bãi Hưng Nguyên, được xem như một bước đột phá. Nhằm đưa lại hiệu quả cho người dân vùng bãi, là cú hích tạo đà cho thay đổi nếp nghĩ, cách làm của một địa phương vốn được coi là chưa phát triển cây trồng vụ đông. Có thể thấy rõ tính chủ đạo trong “cuộc cách mạng chuyển đổi” này là, triển khai kế hoạch sản xuất, phải gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Sắp xếp lịch thời vụ sản xuất phải hài hòa, tạo điều kiện cho thị trường đầu ra của sản phẩm.

Anh Tuấn

tin mới

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.