Bài tập thể dục giúp người bị ung thư đẩy lùi bệnh

Theo Ngọc Khuê (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trong và sau khi điều trị ung thư, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp các bài tập tim mạch và thể lực để đẩy lùi ung thư.

Tháng 5, các chuyên gia ung thư tại Australia đã kêu gọi các bác sĩ nên đưa việc tập luyện bắt buộc vào điều trị dành cho bệnh nhân ung thư. Họ lưu ý một số điều khi bệnh nhân tiến hành tập thể dục trong và sau khi điều trị ung thư, theo ABC.

Tập thể dục có thể làm giảm tác dụng phụ của liệu pháp điều trị ung thư

Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất trong quá trình điều trị ung thư. Các tác dụng phụ khác bao gồm yếu cơ, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, trầm cảm và lo âu. Những triệu chứng này đặc biệt trầm trọng trong quá trình điều trị.

Tập thể dục có thể giúp giảm bớt một số tác dụng phụ của ung thư và gia tăng phần trăm điều trị thành công. Nghiên cứu tại Australia cho thấy tập thể dục có thể giúp bệnh nhân ung thư chịu đựng được các phương pháp điều trị mạnh như hóa trị. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tập thể dục có thể giúp gia tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.

Bài tập thể dục giúp người bị ung thư đẩy lùi bệnh ảnh 1

Tập luyện đúng cách không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, mà còn là một cách để đẩy lùi ung thư. Ảnh: The Hindu

Nên kết hợp bài tập tim mạch và thể lực

Đây là hai bài tập mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý khi luyện tập trong và sau khi điều trị ung thư.

Các bài tập tim mạch (cardio) sẽ giúp bơm máu về tim, giúp điều hòa toàn cơ thể. Bệnh nhân có thể thử đi bộ nhanh, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, nhảy. Mỗi tuần nên tập cardio khoảng 150 phút, tương đương với 30 phút đi bộ nhanh hoặc đạp xe năm lần. Mới đầu, bạn nên phân chia thời gian luyện tập thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần tầm 10 phút để cơ thể dần quen với nhịp điệu.

Trong khi đó, các bài tập thể lực giúp tăng cường cơ bắp, giúp xua tan cơn mệt mỏi và yếu cơ. Bệnh nhân có thể sử dụng máy tập cơ, tạ đôi, dây đàn hồi hoặc tận dụng trọng lực và trọng lượng của cơ thể để luyện tập bằng các bài tập trồng cây chuối, hít đất...

Nếu mới tập thể dục lại sau một thời gian dài, người bệnh hãy bắt đầu chậm rãi chứ đừng tham các bài tập cường độ cao.

Cách giữ động lực tập luyện

Duy trì động lực tập luyện là điều vô cùng khó khăn khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Trước tình huống này, bệnh nhân có thể tự thúc đẩy bằng cách  đo số bước chân đi được hàng ngày bằng các ứng dụng điện thoại hoặc đồng hồ đo số bước rồi đặt mục tiêu cao hơn vào ngày hôm sau. 

Bên cạnh đó, người bệnh nên tạo một cuốn nhật ký tập luyện. Ghi chép lại ngày tập luyện sẽ mang lại ngạc nhiên lớn trước nỗ lực của bản thân.

Ngoài ra, nếu thuộc tuýp thích tập cùng người khác, hãy rủ một người bạn tham gia hoặc đăng ký các lớp thể dục, phòng gym.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.