Bản người Mông ở lưng chừng núi

04/08/2015 20:01

(Baonghean.vn)- Bản Ka Giới, nằm ở lưng chừng núi Pu Lon, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn. Tất cả các hộ dân trong bản đều là người dân tộc Mông.

Bản Ka Giới nằm ở lưng chừng núi Pu Lon, mặt hướng về đỉnh Phù Xai Lai Leng thuộc địa phận xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn.
Bản Ka Giới nằm ở lưng chừng núi Pu Lon, mặt hướng về đỉnh Phù Xai Lai Leng thuộc địa phận xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn.
Để đến được Ka Giới, có hai đường, có thể từ hướng Lưu Kiền, huyện Tương Dương hoặc từ hướng Mường Típ, Mường Ải của huyện Kỳ Sơn.
Để đến được Ka Giới, có hai đường, có thể từ hướng Lưu Kiền, huyện Tương Dương hoặc từ hướng Mường Típ, Mường Ải của huyện Kỳ Sơn. Đang là mùa mưa, cả hai đường đi đều nhão choẹt bùn đất và những ổ voi, ổ gà sâu hoắm.
Ka Giới có hơn 50 hộ, tất cả đều là đồng bào Mông. Dù nằm trong khu vực biên giới Việt - Lào nhưng trong những năm qua, Ka Giới không có người dân nào di dịch cư tự do sang bên kia biên giới.
Ka Giới có hơn 50 hộ, tất cả đều là đồng bào Mông. Dù nằm trong khu vực biên giới Việt - Lào nhưng trong những năm qua, Ka Giới không có người dân nào di dịch cư tự do sang bên kia biên giới.
Tất cả nhà dân đồng bào Mông ở Ka Giới đều được lợp và thưng bằng gỗ sa mu dầu.
Tất cả nhà dân đồng bào Mông ở Ka Giới đều được lợp và thưng bằng gỗ sa mu dầu. Trên mái nhà có những vạt rêu mốc. Những mái nhà này được làm cách đây hàng chục năm, khi gỗ sa mu đang còn nhiều. Kiến trúc ngôi nhà này làm ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.
Nhiều cô gái ở Ka Giới còn trẻ nhưng đã tay bế, tay bồng. Trong ảnh, chị Già Y Dùa, 17 tuổi nhưng đã có tới hai đứa con.
Nhiều cô gái ở Ka Giới còn trẻ nhưng đã tay bế, tay bồng. Trong ảnh, chị Già Y Dùa, 17 tuổi nhưng đã có tới hai đứa con.
Sống ở lưng chừng núi Pù Lon thuộc dãy Phù Xai Lai Leng, đất đai quanh năm tươi tốt, khí hậu mát mẻ, đời sống của đồng bào Mông ở Ka Giới khá thuận lợi.
Sống ở lưng chừng núi Pù Lon thuộc dãy Phù Xai Lai Leng, đất đai quanh năm tươi tốt, khí hậu mát mẻ, đời sống của đồng bào Mông ở Ka Giới khá thuận lợi. Các gia đình đểu xây dựng nhà để lương thực ngay sát nhà ở. Trong ảnh, ngô rẫy làm giống được người Mông bảo quản bằng cách treo bên mái hiên của nhà chứa lương thực.
Ở bản Ka Giới có trụ sở của Đội sản xuất số 1, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 đóng chân. Các chiến sỹ ở đây ngoài nhiệm vụ sản xuất cho đơn
Ở bản Ka Giới có trụ sở của Đội sản xuất số 1, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 đóng chân. Các chiến sỹ ở đây ngoài nhiệm vụ sản xuất cho đơn vị còn thực hiện nhiệm vụ dân vận, hướng dẫn bà con sản xuất, chăn nuôi bằng các mô hình kinh tế.
Mấy năm trở lại đây, người dân Ka Giới có thêm nghề nuôi bò nhốt. Nhiều hộ dân đầu tư chăm bò chọi để bán với giá rất cao phục vụ các lễ chọi bò tổ chức trong cộng đồng dân tộc Mông.
Mấy năm trở lại đây, người dân Ka Giới có thêm nghề nuôi bò nhốt. Nhiều hộ dân đầu tư chăm bò chọi để bán với giá rất cao phục vụ các lễ chọi bò tổ chức trong cộng đồng dân tộc Mông.
Nằm ở khu vực khí hậu mát mẻ, có tính chất ôn đới, người Mông ở đây có truyền thống đỏ bếp lửa quanh năm. Trong ảnh, cán bộ Đoàn Kinh tế - Quốc Phòng 4 trò chuyện với người dân
Nằm ở khu vực khí hậu mát mẻ, có tính chất ôn đới, người Mông ở đây có truyền thống đỏ bếp lửa quanh năm. Trong ảnh, cán bộ Đoàn Kinh tế - Quốc Phòng 4 phổ biến pháp luật cho người dân bản Ka Giới
Già làng Xồng Giống Xênh, 82 tuổi, nguyên cán bộ xã Na Ngoi được xem là một trong những thủ lĩnh của đồng bào ở vùng biên viễn này. Trong những năm qua, già Xênh đã cùng với các cán bộ, chiến sỹ đoàn 4 vận động nhân dân không di dịch cư trái phép, không tái trồng cây thuốc phiện, cùng nhau xây dựng Ka Giới trở thành bản văn hóa ở vùng biên.
Già làng Xồng Giống Xênh, 82 tuổi, nguyên cán bộ xã Na Ngoi được xem là một trong những thủ lĩnh của đồng bào ở vùng biên viễn này. Trong những năm qua, già Xênh đã cùng với các cán bộ, chiến sỹ đoàn 4 vận động nhân dân không di dịch cư trái phép, không tái trồng cây thuốc phiện, cùng nhau xây dựng Ka Giới trở thành bản văn hóa ở vùng biên.

Nguyên Khoa

Mới nhất
x
Bản người Mông ở lưng chừng núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO