"Báo động đỏ" từ những "con sói đơn độc"?

(Baonghean) - Mặc dù chiến dịch giải cứu con tin tại một quán cà phê ở trung tâm Thành phố Sydney (Australia) đã kết thúc và thủ phạm đã bị tiêu diệt, nhưng thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tấn công táo tợn này.

Tuy chưa có kết luận chính thức rằng hung thủ có thuộc một tổ chức khủng bố nào hay không, nhưng rõ ràng vụ tấn công này khiến người ta liên tưởng tới các vụ tấn công theo kiểu "sói đơn độc” - một hành động khủng bố riêng lẻ của những kẻ khủng bố hoặc phần tử cực đoan. Điều này cũng đang đặt ra hàng loạt thách thức về an ninh cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. 

Man Haron Monis – “con sói đơn độc” - hung thủ vụ bắt cóc con tin tại Sydney. 	Ảnh internet
Man Haron Monis – “con sói đơn độc” - hung thủ vụ bắt cóc con tin tại Sydney. Ảnh internet
Australia - một đồng minh tích cực của Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria nhận thức rõ về các mối đe dọa bị các nhóm khủng bố trả đũa. Vì vậy, nước này đã công bố hàng loạt các biện pháp nhằm ngăn chặn những vụ tấn công trả đũa có thể do nhóm Hồi giáo cấp tiến và các tay súng trở về từ cuộc chiến Trung Đông. Nước này đã tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động đảm bảo an ninh, tình báo cũng như ban hành luật chống khủng bố mới chặt chẽ hơn. Bất chấp những nỗ lực này, vụ bắt giữ con tin tại trung tâm Sydney cho thấy những khó khăn và thách thức của không chỉ Australia mà còn của cả thế giới trong việc ngăn chặn hình thức khủng bố mới theo dạng “sói đơn độc”, đang được nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria khuyến khích. 
 “Sói đơn độc" từng được đề cập trên các phương tiện truyền thông phương Tây vào những năm 1990, khi nó được mô tả là một mô hình đặc biệt của chủ nghĩa cực đoan. Khác với các tổ chức khủng bố, những vụ tấn công của “sói đơn độc” là hoạt động của những cá nhân hoặc một nhóm nhỏ hoạt động bí mật. Trở lại với vụ bắt cóc táo tợn tại Australia, mặc dù chưa có kết luận cuối cùng về động cơ của hung thủ nhưng nhân thân và những hành động cực đoan của hắn khiến người ta nhớ lại những vụ tấn công theo kiểu "sói đơn độc”. Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi chiến dịch giải cứu con tin kết thúc, Thủ tướng Australia Tony Abbott khẳng định rằng Man Haron Monis, tay súng gốc Iran thủ phạm vụ bắt giữ con tin tại một quán cà phê ở trung tâm Thành phố Sydney là một phần tử cực đoan cuồng tín.
Hắn có một quá khứ đầy những tội danh bạo lực, từng bị buộc tội tòng phạm trong một vụ giết người năm ngoái và được bảo lãnh tại ngoại, đồng thời bị cáo buộc là thủ phạm hàng chục vụ tấn công tình dục. Năm 2012, y đã bị kết tội về hành động gửi thư có nội dung thù địch tới gia đình các binh sỹ Australia tử trận tại Afghanistan. Monis thường tự xưng là một thủ lĩnh Hồi giáo thực hiện vai trò của "người hàn gắn tinh thần". Y cũng thường đăng tải trên website của mình các hình ảnh trẻ em thiệt mạng trong chiến tranh và cáo buộc các cuộc không kích của Mỹ và Australia gây ra thảm cảnh này.
Sự cuồng tín chủ nghĩa cực đoan của Monis được xem như tương đồng với những “con sói đơn độc” từng gây ra những vụ tấn công làm rúng động thế giới. Có thể kể đến Mohamed Merah, kẻ tự xưng là người bảo vệ đạo Hồi, đã nổ súng giết hại 7 người ở Thành phố Toulous (Pháp) năm 2012, Anders Behring Breivik, thủ phạm trong 2 vụ tấn công khủng bố khiến 93 người thiệt mạng tại Na Uy, năm 2011 hay Nidal Malik Hasan, cũng là  một tín đồ Hồi giáo cực đoan thảm sát kinh hoàng ở căn cứ quân sự Fort Hood, Texas, hồi năm 2009, khiến 13 người thiệt mạng… và mới đây nhất là Zehaf-Bibeau, kẻ khủng bố xả súng ngay ngoài tòa nhà Quốc hội Canada. 
Rõ ràng, trong khi liên quân do Mỹ đứng đầu đang tìm cách đối phó với lực lượng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông, thì ngay tại các nước phương Tây, những vụ khủng bố của "những con sói đơn độc" cũng đang là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng. Chúng ít được huấn luyện cũng như ít có khả năng gây ra một vụ tấn công lớn nhưng những vụ tấn công của chúng đều gây nên sự hoảng loạn, kích động và sợ hãi của dân chúng không kém gì những vụ tấn công quy mô lớn. Thực tế này cho thấy mức ảnh hưởng và sự lớn mạnh của chủ nghĩa cực đoan thực sự đáng lo ngại. Giới phân tích còn gọi đây là giai đoạn mới của chủ nghĩa khủng bố. Những quốc gia vốn có tiếng là yên bình và an toàn nhất thế giới thì nay cũng nằm trong danh sách tấn công của những kẻ cực đoan. Vì thế không có gì khó hiểu khi ngay sau vụ tấn công xảy ra tại Australia, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới kêu gọi đưa ra biện pháp tăng cường an ninh do lo ngại khả năng xảy ra các vụ tấn công kiểu “con sói đơn độc”. 
Vậy tại sao chủ nghĩa cực đoan lại lan rộng đến vậy? Các chuyên gia cho rằng, xu thế toàn cầu hóa mà tất cả các quốc gia đang tiến hành lại chính là môi trường lý tưởng để các nhóm hay các cá nhân cực đoan phát triển. Điều này thực sự là một sự nguy hiểm khó lường. Mối đe dọa từ "con sói đơn độc" đang tạo ra thách thức lớn đối với đội ngũ an ninh các quốc gia trong việc nhận diện và giám sát, vì các cuộc tấn công quy mô nhỏ rất khó ngăn ngừa. Vấn đề là phải loại trừ nguyên nhân gốc rễ sinh ra những “con sói đơn độc”, đó chính là chủ nghĩa khủng bố cực đoan. Nhưng xem ra đó là một thách thức và là một cuộc chiến lâu dài mà việc chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng hiện nay là một ví dụ điển hình. Thực tế này đòi hỏi thế giới cần có sự hợp tác tích cực hơn nữa trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan. 
Thanh Huyền

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.