Bảo quản thực phẩm tươi ngày Tết sao cho không mất chất?

03/02/2016 08:48

Ngày Tết các gia đình thường có thói quen mua nhiều thực phẩm để tích trữ, đồ khô thì có vẻ dễ hơn nhưng đồ tươi thì việc bảo quản hơi phức tạp.

Thực phẩm tươi sống, và thực phẩm chín cần cất vào những hộp riêng có nắp đậy kín, để ở những ngăn khác nhau. Tránh để mở thực phẩm tươi sống ở gần thực phẩm đã xử lý.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các loại rau trái và hoa quả cũng cần lưu ý. Không nên bảo quản chúng chung với nhau. Nếu một trong hai loại bị hỏng thì rất dễ gây hư hại loại bên cạnh. Thêm nữa, hoa quả thuộc nhóm sản sinh ra khí ethylene, khí này có tác dụng làm màu chín rau xanh, do vậy nếu để lẫn thì sẽ khiến rau mau vàng lá và thối.

Cách bảo quản thực phẩm tươi nên tích trữ trong tủ lạnh

Thịt, cá tươi sống cần được bảo quản thực phẩm ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng.

Thịt lợn, bò cũng phải làm sạch, bọc giấy bọc thực phẩm, xát gừng muối, lấy giấy bọc cho hộp cất tủ lạnh, khi ăn miếng thịt sẽ không bị bục nhão.

Một số loại sống lâu như ngao, cua nên luộc trước và gỡ thịt rồi cho vào hộp, trữ lạnh sẽ an toàn hơn để sống.

Nếu có tủ cấp đông lớn hãy mua tươi, rửa sạch và bảo quản lạnh đông luôn. Tuy nhiên, nên hạn chế bảo quản thuỷ hải sản tươi sống trong tủ lạnh vì giữ tươi không được lâu.

Thịt cá ăn lẩu lọc bỏ hết xương, lột da, bóp rượu gừng cho thịt trắng, sạch nhớt, hết mùi tanh rồi dùng giấy bản thấm khô. Sau đó thái lát, ướp gia vị rồi cho vào hộp, cất vào tủ đá. Trước khi ăn lẩu 1 ngày thì bỏ vào ngăn mát để cá mềm, sau đó làm rã đông.

Với hành củ, hành hoa cần nhặt sạch, rửa để ráo nước rồi cho vào túi nilon. Cà chua, dưa chuột làm sa lát cũng mua đủ dùng, rửa sạch bỏ vào túi nilon rồi để vào ngăn rau.

Với các loại rau thơm như xà lách, rau diếp, mùi nên để nguyên rễ, không nhặt rửa, bỏ vào túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Trái cây bạn rửa sạch, lau khô rồi cho vào bao nilon buộc chặt để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được trong nhiều ngày.

Đối với thức ăn nấu chín cần để nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh. Cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác.

Một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Bánh chưng, bánh tét, đồ nếp không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì sẽ bị hiện tượng “lại gạo” nên bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thường.

Lạp xưởng được khuyên là không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì việc làm mát quá khiến cho mỡ trong lạp xưởng đóng băng, khi ăn sẽ không ngon. Có thể bảo quản lạp xưởng trong thùng gạo hoặc nơi khô thoáng ở tủ bếp.

Các loại củ như khoai tây, cà rốt, su hào… cũng được khuyên là nên bảo quản ở ngoài nhiệt độ thường, nơi thoáng mát. Có thể xếp các loại rau củ ở sàn nhà, nơi râm mát bảo quản được từ 10-12 ngày.

Theo VTC News

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Bảo quản thực phẩm tươi ngày Tết sao cho không mất chất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO