Bảo vệ biên giới Tây Nam: Mốc son trong quan hệ Việt Nam - Campuchia

Theo Ngọc Hân (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Việt Nam và Campuchia luôn đoàn kết bên nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi chống kẻ thù chung, giành độc lập, tự do cho mỗi nước.

Cách đây 40 năm, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của dân tộc, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã đứng lên trừng trị bàn tay tội ác của Tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary.

Cuộc chiến đã thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền biên giới quốc gia, giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển.

Bảo vệ biên giới Tây Nam: Mốc son trong quan hệ Việt Nam - Campuchia ảnh 1
Trưa 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Trong chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam và Campuchia luôn đoàn kết bên nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi chống kẻ thù chung, giành độc lập, tự do cho mỗi nước. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước vào tháng 4/1975, Tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary đã đi ngược với truyền thống vốn có của hai dân tộc, chúng thường xuyên xuyên tạc Việt Nam, cho quân gây rối, xâm lấn lãnh thổ nước ta trên vùng biển biên giới Tây Nam.

Không dừng lại ở đó, chúng còn đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu (thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) và một số đảo khác ở khu vực Tây Nam của nước ta.

Đến tháng 12/1978, Tập đoàn Pol Pot đã tập trung nhiều sư đoàn mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Tính từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, chúng đã giết hại 5.230 dân thường Việt Nam vô tội với những phương thức cực kỳ man rợ; đốt phá nhiều cơ sở vật chất khiến nhiều người phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn; gây bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta.

Trước hành động gây hấn và mở rộng chiến tranh của kẻ địch, Đảng và Nhà nước ta đã kiềm chế và kiên trì thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với Nhà nước Campuchia Dân chủ, nhưng chúng ta càng kiềm chế, thì Tập đoàn Pol Pot càng lấn tới, buộc chúng ta phải chọn con đường đứng lên thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình.

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lúc bấy giờ là Sư đoàn phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 330, Quân khu 9 kể: trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, Tịnh Biên và Khánh Bình thuộc tỉnh An Giang là hai khu vực chiến tranh ác liệt nhất, liên tục chiến đấu và liên tục bị tấn công. Vì mục tiêu của kẻ địch là muốn chiếm hai nơi này để tạo bàn đạp đánh vào Châu Đốc. Nhưng nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ của Quân khu 9 cùng lực lượng vũ trang tại địa phương chiến đấu kiên cường nên kẻ địch không thực hiện được ý đồ.

“Lúc đó anh Lê Đức Anh gọi chúng tôi lên là bây giờ rút Trung đoàn 3 về phòng ngự ở Tịnh Biên để Trung đoàn của Sư đoàn 4 cùng những anh em địa phương của Tri Tôn giữ Ba Chúc, rút Trung đoàn 1 sang Vịnh Bà để chiếm lại toàn bộ dụng cụ, máy móc mà địch đã chiếm được. Chúng tôi đi có 2 ngày thì mất Ba Chúc, nó vào giết hơn 3.000 người dân ở Ba Chúc. Đánh đuổi địch ra khỏi biên giới Vịnh Bà, thì về để thay thế Trung đoàn 3 tiếp tục đánh Ba Chúc. Cuối cùng ta cũng giải phóng được Ba Chúc. Từ đó liên tục đánh, sau đó tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tại cánh đồng núi Phú Cường”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể lại.

Đáp lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia, từ ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia mở cuộc tổng phản công - tiến công, lần lượt phá vỡ toàn bộ hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân Pol Pot.

Đến ngày 6/1/1979, ta bắt đầu tổng công kích vào thủ đô Phnom Penh. Sau 2 ngày tổng công kích, vào ngày 7/1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia giải phóng Phnom Penh, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary, cứu giúp trên 4 triệu người dân Campuchia thoát khỏi bàn tay tội ác của kẻ địch.

Trong cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt đó luôn sáng ngời tình đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc.

Trung tướng Triệu Xuân Hòa, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 nhớ lại: “Dân ta đói, nhưng chúng ta vẫn tập trung bạn lại, cung cấp lán, trại, lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện cho đồng bào Campuchia sinh sống. Cùng với các đồng chí cách mạng chinh chiến Campuchia vận động, tuyển chọn lực lượng, huấn luyện, xây dựng lực lượng cách mạng Campuchia từ không thành có, từ nhỏ đến lớn. Từ đó, chúng tôi sống, công tác với các đồng chí cán bộ Campuchia, cảm nhận được nghĩa tình của đồng bào, đồng chí Campuchia đối với chúng ta như anh em ruột thịt, kể từ đó đến bây giờ”.

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chúng ta không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự; tạo điều kiện để khôi phục lại tình hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam -Campuchia.

Thắng lợi ngày 7/1/1979 là thắng lợi chung của nhân dân hai nước Việt Nam -Campuchia. Đây là bài học quý báu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển của hai quốc gia.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: “Phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển đất nước với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp, kể cả lực lượng vũ trang làm nòng cốt, kể cả xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, tăng cường hợp tác, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế, với các nước trong khu vực, đặc biệt là đối với các nước láng giềng và các nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Phải làm sao tăng cường quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các nước, đối với các bạn Campuchia. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Và việc đoàn kết hữu nghĩ Việt Nam -Campuchia vừa là truyền thống, mà cũng là đòi hỏi tất yếu trong tình hình hiện nay”.

40 năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp đang không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp mang lại lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, vì hòa bình, độc lập dân tộc và sự ổn định, phát triển trong khu vực và quốc tế./.

tin mới

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho rằng, Nghị quyết số 39 là cơ sở để Nghệ An hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hiện đại; là cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển trọng tâm lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đô thị.

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng dẫn câu ngạn ngữ: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" và cho rằng, đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

‘Kim chỉ nam’ phát triển của Nghệ An trong chặng đường 20 năm tới

Nghị quyết số 39 là ‘kim chỉ nam’ để Nghệ An tạo đột phá phát triển

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được chuyển tải đến 655 điểm cầu trên toàn tỉnh. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng, đây là "kim chỉ nam" để Nghệ An tạo đột phá.

Dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

Dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đã  trình bày dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An nhằm thực hiện Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Video: Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin nội dung chính của Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Video: Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin nội dung chính của Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã thông tin một số nội dung chính của văn kiện quan trọng này.

Góp ý dự thảo Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

Góp ý dự thảo Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 15/9, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo “Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ”.

Khơi dậy nguồn lực, tăng tốc phát triển từ Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị

Khơi dậy nguồn lực, tăng tốc phát triển từ Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị là sự ủng hộ của Trung ương đối với tỉnh Nghệ An trên nhiều lĩnh vực và nhiều địa bàn trong tỉnh. Đây là thời điểm, cơ hội “vàng” để Nghệ An bứt tốc phát triển và xây dựng tỉnh xứng đáng với tầm vóc quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

(Baonghean.vn) - Sáng 14/9, Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở. Đây là hoạt động theo chương trình công tác bồi dưỡng cán bộ năm 2023 của Đảng uỷ Khối.

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

'Chìa khoá' tạo đồng thuận ở xã vùng biên Thanh Thủy

'Chìa khoá' tạo đồng thuận ở xã vùng biên Thanh Thủy

(Baonghean.vn) - Từ một vùng quê khó khăn của huyện Thanh Chương, với địa giới hành chính rộng, trình độ sản xuất, thâm canh, nhất là sản xuất hàng hóa của người dân còn hạn chế, nay xã miền núi, biên giới Thanh Thủy đã có sự đổi thay rõ nét với những đồi keo, đồi chè, cây ăn quả;...

Trang trọng Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Trang trọng Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 10/9 (nhằm ngày 26/7 năm Quý Mão), tại Di tích Quốc gia - Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, thuộc xóm Hồng Phong, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Lễ dâng hương tưởng niệm nhân Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được cử hành trọng thể.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 8/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật ông Lê Đức Thọ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; ông Phạm Gia Luật - nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Nam.

Khen, chê cũng phải đúng, phải rõ ràng

Khen, chê cũng phải đúng, phải rõ ràng

(Baonghean.vn) - Cán bộ, đảng viên, nhân dân ta ai cũng mong muốn, cũng đòi hỏi cán bộ dù to hay nhỏ đều phải trong sạch, vì nước, vì dân. Vậy thì cũng phải phân biệt cán bộ thế nào là tốt, cán bộ thế nào là không tốt để khen chê cho đúng, cho rõ ràng.