Bê bối email có thể khiến Hillary Clinton lao đao

Việc cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị điều tra dùng email cá nhân trong các hoạt động ngoại giao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.

be-boi-email-co-the-khien-hillary-clinton-lao-dao

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.

Truyền thông Mỹ mới đây đưa tin có thể trong vài tuần tới Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tiến hành thẩm vấn bà Hillary Clinton về việc sử dụng email cá nhân trong công việc, khi bà đang giữ chức ngoại trưởng Mỹ. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chuẩn bị bước vào giai đoạn nước rút, vụ bê bối này có thể ảnh hưởng đáng kể đến uy tín và khiến cựu đệ nhất phu nhân hụt hơi trước đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa, theo Atlantico. 

Jean-Eric Branaa, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Đại học Paris 2 cho rằng thực ra vụ bê bối này đã làm "hoen" chiến dịch tranh cử của cựu ngoại trưởng Mỹ ngay từ tháng 4/2015. Thời điểm đó, các chính trị gia của đảng Cộng hòa ngay lập tức lợi dụng vụ việc để công kích Clinton, khi cho rằng bà làm như vậy để che giấu thông tin về vụ khủng bố sát hại các nhân viên ngoại giao Mỹ tại Benghazi, Libya năm 2013.

Đảng Dân chủ khẳng định tất cả các email đã được xóa và đều đề cập đến các nội dung cá nhân như việc hôn nhân của cô con gái, đám tang của người thân, những khóa học yoga hay các kỳ nghỉ của gia đình Clinton.

Ngoài ra, nhiều nghị sĩ còn cho rằng vụ việc đã được sắp đặt, dẫn chứng rằng ứng viên Jeb Bush của đảng Cộng hòa cũng dùng tài khoản cá nhân khi ông còn là thống đốc bang California. Trên cương vị ngoại trưởng, hai người tiền nhiệm của bà Clinton là Madeleine Albright và Colin Powell cũng sử dụng tài khoản email cá nhân trong công việc.

Trên thực tế, dù khả năng bà Clinton phải đối diện với một bản cáo trạng khó xảy ra, các báo cáo với nội dung bất lợi hoặc một yêu cầu thành lập bồi thẩm đoàn cũng đủ trở thành vật cản trên con đường tranh cử của cựu ngoại trưởng Mỹ. Trong trường hợp đó, đội ngũ cố vấn tranh cử của bà Clinton có thể rơi vào tình trạng phân tâm, khi buộc phải tiến hành quy trình thỏa thuận điều đình theo luật pháp, tức đàm phán với các công tố viên để tránh trường hợp cáo trạng được đưa ra.

Quá trình này được đánh giá sẽ tốn nhiều công sức và chất xám của đảng Dân chủ, trong bối cảnh cuộc bầu cử quyết định vào tháng 11 đang cận kề.

be-boi-email-co-the-khien-hillary-clinton-lao-dao-1

Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: CNN.

Gérard Olivier, bình luận viên kỳ cựu về Mỹ của Atlantico nhận định bên cạnh nguy cơ phải đối mặt với những rắc rối về pháp lý, vụ việc có thể làm xói mòn uy tín của ứng viên tiềm năng của đảng Dân chủ, nếu các cử tri tỏ ra nghi ngờ về sự trung thực của bà.

Nếu tâm lý nghi ngờ trở nên mạnh mẽ, chắc chắn tỷ phú Donald Trump và đảng Cộng hòa sẽ tranh thủ thực hiện một chiến dịch tấn công truyền thông dồn dập chống lại cựu ngoại trưởng Mỹ.

Theo Olivier, không chỉ các cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa mà ngay cả lực lượng ủng hộ đảng Dân chủ cũng có thể trở nên do dự khi quyết định có tiếp tục ủng hộ bà hay không.

Tất nhiên, về mặt lý thuyết, hầu hết các cử tri quan trọng phía Dân chủ đã thể hiện quyết tâm ủng hộ bà, nhưng cử tri Mỹ rất coi trọng sự trung thực trong lãnh đạo và điều hành. Điều này có nghĩa nếu có một báo cáo chính thức với nội dung bất lợi chống lại cựu ngoại trưởng Mỹ, các cử tri từng ủng hộ bà trong các cuộc bầu cử sơ bộ có thể không tiếp tục bỏ phiếu cho bà vào tháng 11 tới.

Ngoài ra, chuyên gia Branaa đánh giá rằng trên thực tế, bà Hillary đang phải đối mặt với một bài toán hóc búa mà 16 ứng viên của đảng Cộng hòa đã gặp phải và thất bại khi đối đầu với Donald Trump.

Ông trùm bất động sản vốn ban đầu chỉ được xem là ứng viên "gạch lót đường" đã khẳng định được mình. Những cuộc công kích chống lại ông hầu như không có tác dụng, tệ hơn còn được đánh giá là các cuộc tấn công chống lại lực lượng cử tri ngày càng tỏ ra ủng hộ tỷ phú "nổi loạn".

Donald Trump cũng đang ráo riết tìm cách cải thiện hình ảnh trong mắt cử tri Mỹ. Nhiều nguồn tin cho rằng đội ngũ cố vấn của tỷ phú bất động sản đang nghiên cứu các biện pháp nhằm thu hút cử tri nữ và khắc phục hậu quả từ những phát biểu "thái quá" của ông về người Hồi giáo và gốc Latin tại Mỹ

"Nước Mỹ vừa trải qua cuộc bầu cử sơ bộ và chuẩn bị cho cuộc bầu cử quyết định. Mọi người dường như đã cảm nhận thấy những tác động nảy sinh từ vụ bê bối của bà Clinton, khi lực lượng ủng hộ bà dường như ngày càng bị chia rẽ, trong khi đối thủ Donald Trump đang củng cố được vị thế. Nếu không tìm ra biện pháp giải quyết, chiến thắng nhiều khả năng sẽ thuộc về đảng Cộng hòa", Branaa nhận định.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.