Bể sô!

(Baonghean) -  Lâu ngày quá bác hè, mấy bữa ni bác có đọc báo, xem đài chi không, có nhiều chuyện lắm.
- Ừ, thì dạo ni răng mà lắm chuyện hè? Nhưng ý chú muốn nói chuyện chi? 
- À, là chuyện "vỡ trận" Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa 34 nghìn tỷ đó. Thấy ông TS Giáp Văn Dương nêu trên báo chí là "Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận". 
- Nhưng cụ thể là bể làm răng? 34 nghìn tỷ chứ phải chơi mô mà bể cái rụp như miếng bánh khô rứa bác?
- Thì từ tháng 6/2011, các bác bên Bộ GD&ĐT đã "rập rình" với đề án đổi mới SGK ni rồi. Lúc nớ, còn dự kiến tốn hết hơn 70.000 tỷ đồng. Ua chà chà, tính ra ló, ra bò theo kiểu quê ta thì chừng mô cho hết. Rứa mà cách đây vài tuần, lại thấy rút xuống còn có 43.000 tỷ đồng. Rồi khi thấy bà con làm ầm ĩ quá, bác Phạm Vũ Luận lại đăng đàn chối bay, chối biến. Bác nói ri nầy "Trong Tờ trình Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí. Tuy vậy, trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ đồng này, gây nên sự hiểu nhầm. Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục xin nhận trách nhiệm về việc này". Bác ni hay thật, bác mà không đồng ý thì bác Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển mần răng dám báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội con số nớ được? Kiểu ni là giống cách "Thả mưa vô chum thóc giống" đó bác.
- Nghe nhọc hè? Ai đời, trong ngành mà còn tréo ngoe càng cua rứa thì nói ra ngoài, "tiền hậu bất nhất", ai thủng tai cho được.
- Chưa hết bác, ông GS Văn Như Cương còn nói là tính kiểu chi cũng không hết quá 35 tỷ, xông xênh áo mão là tròn 50 tỷ đi cho rồi thì cũng mới chỉ hết có 1/700 số tiền dự chi thôi bác nà. Rứa số 699 phần còn lại đi mô bác hè? Bà tui khó hiểu quá. Có anh thạo chuyện còn nói đề án mang tên "Đổi mới SGK...', nhưng chi cho sách chỉ tròm trèm trăm tỷ, còn nữa là để sắm trang thiết bị dạy học rồi trăm thứ hầm bà lằng không cần thiết. Nhất là thời điểm bối cảnh kinh tế đang khó khăn, Chính phủ dự kiến vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ với tiêu dùng trong năm 2014 ni. 
- Chuyện chưa hết mô bác, cứ lo đổi mới mô mô trên ngọn cơn mà dưới gốc thì lung lay nhiều. Họ nói giáo viên giờ như chổi trện, càng quét càng cùn. Thằng cháu tui cũng bên ngành GD nói dừ rành hiếm giáo viên phổ thông biết tự soạn bài giảng slide bằng phần mềm Power Point, mà hiệu trưởng, hiệu phó khi họp thì rành gọi là thiết kế bài giảng "Pao Poi". Rồi máy chiếu Projector mua về toàn cất tủ. Sắm cả đống máy vi tính chỉ để ba lúc khách đến thăm quay phim, chụp ảnh.
- Ừ, rứa đó bác. Muốn mần chi thì cũng nên "nâng cấp" phần gốc ni trước đã. Thì bà con cũng mong cho sau đợt "bể sô" ni, các bác giáo dục nghĩ ra cách khác mà mần chơ không đến khi không có cả "sô" mà "bể" nữa thì lại nói là "đen tại số".
Bút Tím

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.