Belarus giữ khoảng cách với Nga vì Ukraine?

(Baonghean.vn) - Belarus vừa diễn ra một cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây với việc một loạt vị trí chủ chốt như thủ tướng, bộ trưởng, lãnh đạo Ngân hàng trung ương bị cách chức.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Belarus đang cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nền kinh tế nước này trước cuộc khủng hoảng đồng Ruble của Nga. Đây chỉ là một trong số những biểu hiện cho thấy, Belarus đang dần giữ khoảng cách trong quan hệ với Nga, mà nguyên nhân đều xuất phát từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: RT
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: RT
Thủ tướng Mikhail Myasnikovich, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương cùng nhiều Bộ trưởng khác đều nằm trong danh sách các nhân vật chính phủ bị Tổng thống Alexander Lukashenko cách chức. Mặc dù Văn phòng Tổng thống Belarus không đưa ra lý do của việc sa thải hàng loạt này, nhưng tại một cuộc họp với các quan chức Chính phủ, Tổng thống Lukashenko đã nhấn mạnh, mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của đất nước là khủng hoảng kinh tế đã khiến ông phải đưa ra quyết định này. Trước đó từ hồi đầu năm, khi cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine bắt đầu nổ ra, Tổng thống Lukashenko cũng đã từng cảnh báo có thể giải tán Chính phủ nếu nước này không đạt được các mục tiêu kinh tế quan trọng đã đề ra. Và thực tế không mong muốn đã xảy ra. 
Với cuộc cải tổ chính phủ sâu rộng này, Tổng thống Lukashenko đã nhận được sự ủng hộ của người dân Belarus khi cho rằng, quyết định này sẽ giúp cải thiện tình bế tắc hiện nay và bày tỏ hy vọng những người mới sẽ làm việc tốt hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế Belarus đang chịu những tác động tiêu cực từ đà lao dốc của đồng ruble cũng như nền kinh tế Nga thì hoàn toàn dễ hiểu cho động thái này của người dân Belarus. Bởi Nga hiện là đối tác thương mại chính của Belarus, mỗi năm nước này xuất khẩu sang Nga gần 50% lượng dầu thô cùng nhiều sản phẩm công nghiệp, thực phẩm; trong khi hơn 90% giao dịch thương mại được thực hiện bằng đồng Ruble. Nga cũng là nước cung cấp nhiều khoản trợ cấp cho Belarus. 
Vì vậy, bất chấp việc Belarus đang được Nga kéo vào liên minh Kinh tế Á -  Âu nhằm đối chọi với Liên minh châu  Âu, ngày 18/12 vừa qua, do lo ngại giá dầu giảm sâu hơn nữa và đồng Ruble Nga tiếp đà lao dốc, Tổng thống Lukashenko đã chỉ thị mọi giao dịch thương mại với Nga phải thay đổi bằng đồng USD hay Euro. Rõ rang, một kịch bản Ukraine chia rẽ nội bộ, nền kinh tế trì trệ đang là lời cảnh báo mà không chỉ Belarus mà còn cả Kazakhstan phải cảnh giác. Bởi dù là đồng minh thân cận với Nga, nhưng hai nước này vẫn khó có thể để yên cho ngọn lửa khủng hoảng Ukraine lan sang nước mình. Trong khi đó, Belarus vừa có quan hệ đồng minh với Nga nhưng cũng hợp tác tốt với Ukraine. Chính vì vậy, từ khi cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine nổ ra, Tổng thống Belarus Lukashenko luôn muốn làm trung lập hòa giải, đồng thời tuyên bố sẵn sàng làm tất cả để giúp Kiev vãn hồi hòa bình ở miền Đông Ukraine.
Trong khi bắt đầu cẩn trọng giữ khoảng cách với kinh tế Nga, Belarus cũng có những bước đi mới với châu Âu. Thực tế, thời gian vừa rồi, Belarus lại bất ngờ thu được món lợi lớn với việc tái chế và đóng gói đơn giản các măt hàng thực phẩm từ châu  Âu nhưng bị Nga cấm vận. Nga sau đó đã cáo buộc Belarus về việc này và trả đũa bằng việc áp lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm thịt của nước láng giềng. Không chỉ vậy, Nga còn đặt ra rào cản giữa con đường xuất khẩu từ Belarus đến Kazakhstan thông qua Nga. Cũng vì những động thái này mà không chỉ có khoảng cách, người ta đã thấy sự rạn nứt trong quan hệ Nga và Belarus. Trong khi đó theo giới phân tích, Tổng thống Belarus đang hy vọng sẽ tiếp tục thắng cử trong cuộc bầu cử vào cuối năm tới, và tất nhiên sẽ cần nguồn tài chính không nhỏ. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế Nga đang gặp khó, các khoản trợ cấp sẽ cạn dần, Belarus hiện đang muốn xúc tiến hơn nữa các cuộc thảo luận với Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF về các khoản vay mới. 
Với những diễn biến như hiện nay, có thể thấy một tương lai không được suôn sẻ của Liên minh kinh tế Á - Âu mà Tổng thống Nga Putin đang ấp ủ, trong đó Belarus là một thành viên. Tuy nhiên, cũng không phải vì vậy mà quan hệ Nga - Belarus sẽ đứng trước những kịch bản xấu, bởi dù sao, Nga vẫn là một đồng minh thân cận và nguồn trợ cấp truyền thống của Belarus. Bên cạnh đó, cả hai cũng đều có những lợi ích chung cần chia sẻ. Và Belarus cũng không muốn trở thành một Ukraine thứ hai. Vì vậy có lẽ, cả Nga và Belarus lúc này cần phải tính toán để có thể đưa ra những giải pháp vừa cân đối lợi ích quốc gia vừa phù hợp chính sách đối ngoại chiến lược của cả hai bên.
Phương Hoa

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.