Bí ẩn bảo tháp nghìn năm vùng biên viễn xứ Nghệ

17/02/2016 06:45

(Baonghean.vn) – Trên thượng nguồn dòng Nậm Nơn, tại bản Yên Hòa, Mỹ Lý (Kỳ Sơn) nơi tiếp giáp vùng biên giới Việt – Lào có tòa tháp cổ nghìn năm tuổi. Tòa tháp cổ này, ngoài kiến trúc đẹp, với những mảng điêu khắc tinh xảo, còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn…

Để đến được tòa bảo tháp nghìn năm tuổi ở thượng nguồn dòng Nậm Nơn, từ TP. Vinh, đi lên thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn; rồi tiếp tục hành trình khoảng 80 km đến bản Xiềng Tắm, thủ phủ của xã biên giới Mỹ Lý. Bản Xiềng Tắm nằm trên đồi cao, có dòng Nậm Nơn uốn khúc ôm quanh, và là nơi đồng bào dân tộc Thái sinh sống.
Để đến được tòa bảo tháp nghìn năm tuổi ở thượng nguồn dòng Nậm Nơn, từ TP. Vinh, đi lên thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn rồi tiếp tục hành trình khoảng hơn 50 km đến bản Xiềng Tắm, trung tâm của xã biên giới Mỹ Lý. Bản Xiềng Tắm nằm trên đồi cao, có dòng Nậm Nơn uốn khúc ôm quanh, và là nơi có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống.
Đi bộ dăm phút đến giữa bản Yên Hòa, đã thấy tòa tháp cổ với đỉnh tháp nhọn vút cao.
Rảo bộ chừng dăm phút đến giữa bản Yên Hòa, đã thấy tòa tháp cổ với đỉnh tháp nhọn vút cao, bên cạnh là một cây bồ đề cổ thụ.
Tòa tháp mang nhiều dấu vết xâm hại của con người, và in dấu thời gian. Nhưng kết cấu xây dựng của tòa bảo tháp này khá rõ. Tòa tháp được xây dựng bằng gạch nung. Còn chất kết dính, theo nhiều người am hiểu, là vữa trộn vôi và mật.
Tòa tháp mang nhiều dấu vết thời gian và cả sự xâm hại của con người, bảo tháp này được xây dựng bằng gạch nung. Còn chất kết dính, theo những người am hiểu, là vữa trộn vôi và mật mía.
Nét đặc biệt ấn tượng của tòa tháp là các bề mặt có nhiều mảng điêu khắc, chạm trổ trên vữa hết sức tinh xảo.
Nét đặc biệt ấn tượng của tòa tháp là các bề mặt có nhiều mảng điêu khắc, chạm trổ trên vữa hết sức tinh xảo.
Một mảng điêu khắc vữa trên một phần thân tháp còn nguyên vẹn.
Một mảng điêu khắc vữa trên phần thân tháp còn nguyên vẹn.
Trên các tầng tháp, có một số tượng vũ nữ đắp nổi bằng vữa.
Trên các tầng tháp, có một số tượng phật ngồi trên các đài sen đắp nổi.
Những bức tượng phật này thần thái khoan thai.
Những bức tượng phật này, đầu đội mũ tay chắp trước ngực, thần thái khoan thai.
Theo người dân bản Yên Hòa, tòa bảo tháp dù bị một số kẻ xấu phá hoại, lấy cắp đồ tế khí nhưng rất linh thiêng. Do bảo tháp bị xuống cấp, người dân đã lập một bàn thờ cạnh đó.
Theo người dân bản Yên Hòa, tòa bảo tháp dù bị một số kẻ xấu phá hoại, lấy cắp đồ tế khí nhưng rất linh thiêng. Do bảo tháp bị xuống cấp, người dân đã lập một bàn thờ cạnh đó.
Trên bàn thờ, có một tượng phật ngồi bằng đồng khá lớn và hai bức tượng phật cũng bằng đồng nhỏ
Trên bàn thờ, có một tượng phật bằng đồng khá lớn và hai bức tượng phật nhỏ khác cũng bằng đồng.
Tượng phật ngồi bằng đồng lớn là do người hảo tâm mua mới về cung tiến, mang đậm nét phát giáo dòng tiểu thừa ở Lào, Thái Lan.
Tượng phật ngồi bằng đồng lớn là do người hảo tâm mua mới về cung tiến, mang đậm nét phật giáo dòng tiểu thừa ở Lào, Thái Lan, Myanma
Hai tượng nhỏ, cao khoảng 13 cm, là hai tượng Phật cổ của tòa bảo tháp mà người dân lưu giữ bảo vệ được.
Hai tượng nhỏ, cao khoảng 13 cm, là hai tượng Phật cổ của tòa bảo tháp mà người dân còn lưu giữ bảo vệ được.
Dáng dấp của hai pho tượng Phật cổ, có thể đoán được là một Phật ông và một Phật bà.
Dáng dấp của hai pho tượng Phật cổ có nhiều nét khác biệt.
Nhìn tổng thể tòa bảo tháp cổ Yên Hòa, cũng mang nhiều nét kiến trúc của các tòa đó là công trình của giáo phái tiểu thừa di cư từ Thái Lan qua Lào vào Việt Nam vào thế kỷ thứ VIItháp ở Lào, Thái Lan. Theo một chuyên gia chuyên ngành đã từng lên đây nghiên cứu thì
Theo những bậc cao niên bản Yên Hòa, tòa bảo tháp được xây từ khoảng năm 1008. Theo một nhà nghiên cứu chuyên ngành đã từng về đây tìm hiểu thì đây có lẽ đó là công trình của giáo phái tiểu thừa di cư từ Thái Lan qua Lào vào Việt Nam vào thế kỷ thứ VII. Trong khi đó, ở huyện Kỳ Sơn và các cơ quan chuyên về bảo tồn bảo tàng thì chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ về tòa bảo tháp này. Thế nên, bảo tháp cổ Yên Hòa vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.
Mỹ Lý của Kỳ Sơn, còn được gọi là
Mỹ Lý - Kỳ Sơn, còn được gọi là "vùng biên ải đẹp". Ở đây, phong cảnh hữu tình, nối tiếp nhau như những bức tranh thủy mặc, người dân rộng mở với khách thập phương. Và cùng với dòng Nậm Nơn uốn khúc, cùng bảo tháp nghìn năm cổ kính Yên Hòa... Mỹ Lý thực sự là điểm đến hết sức lý tưởng cho những hành trình khám phá.

Nhật Lân - Đào Tuấn

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Bí ẩn bảo tháp nghìn năm vùng biên viễn xứ Nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO