Bí quyết chinh phục giải Nhất Tiếng Anh quốc gia của 2 học sinh xứ Nghệ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trong số 10 giải Nhất quốc gia môn Tiếng Anh năm nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm phần lớn. Chính vì thế, việc trường Phan cùng một lúc giành 2 giải Nhất môn Tiếng Anh được xem là “kỳ tích”.

Người đem về chiến thắng là hai học sinh Thái Thiên Lộc và Nguyễn Minh Quỳnh cùng học lớp 12C5 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Giải Nhất Tiếng Anh với ước mơ làm thầy giáo

Thái Thiên Lộc chủ động đến với lần thứ 2 cuộc thi Học sinh giỏi Tiếng Anh quốc gia dù trước đó một năm, Lộc đã đạt giải Ba và khá rộng đường đến với cổng trường đại học. Lý giải về điều này, Lộc chia sẻ: Năm lớp 11, sau khi biết tin em đạt giải Ba, bố mẹ em đã rất mừng và cho rằng đó là kết quả tốt nhất, không phải thử thách thêm một lần nữa. Nhưng em lại chưa hài lòng, em nghĩ nếu mình có cơ hội, tại sao mình lại không tiếp tục cố gắng.

Thái Thiên Lộc là nam sinh hai năm liên tiếp đạt giải tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Năm 2023, Lộc là 1 trong 10 học sinh xuất sắc nhất giải và được trao giải Nhất. Ảnh: Mỹ Hà

Thái Thiên Lộc là nam sinh hai năm liên tiếp đạt giải tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Năm 2023, Lộc là 1 trong 10 học sinh xuất sắc nhất giải và được trao giải Nhất. Ảnh: Mỹ Hà

Thái Thiên Lộc là học sinh chuyên Anh nhưng em khá ít nói và không phải là người “hoạt ngôn”. Tuy nhiên, trong mắt bạn bè, Lộc chỉ ngại khi giao tiếp bằng Tiếng Việt. Ngược lại khi nói Tiếng Anh, Lộc có thể nói trong nhiều giờ đồng hồ và xem như đó là ngôn ngữ hàng ngày của mình.

Ở lớp 12C5 và nhất là ở Đội tuyển học sinh giỏi Tiếng Anh của Lộc, việc nói và sử dụng Tiếng Anh trong cuộc sống đời thường cũng được xem như là một cách để học và để các bạn tự luyện cho nhau. Ngoài ra, để trau dồi các kỹ năng còn lại, Lộc và các bạn còn thường xuyên xem YouTube, đọc sách báo, nghe các bản tin từ các kênh truyền thông nước ngoài…

Ngoài sự chăm chỉ, chịu khó, Lộc học Tiếng Anh bằng tư duy của một nam sinh học tốt môn Toán. Ảnh: Mỹ Hà

Ngoài sự chăm chỉ, chịu khó, Lộc học Tiếng Anh bằng tư duy của một nam sinh học tốt môn Toán. Ảnh: Mỹ Hà

Trước đó, Lộc cũng chia sẻ, việc nghe và xem các clip được nhiều học sinh học Tiếng Anh thực hiện. Tuy nhiên, nếu nghe và xem không có phương pháp thì dễ dàng bị lôi kéo vào các clip vô bổ hoặc sa đà vào mạng xã hội. Bản thân Lộc, trước khi tham gia vào đội tuyển quốc gia, Lộc cũng từng áp dụng cách học này nhưng không hiệu quả vì xem nhiều, nghe nhiều nhưng vốn từ vựng, khả năng diễn đạt không cải thiện được nhiều.

Sau này, được sự hướng dẫn của cô giáo, Lộc bắt đầu tìm kiếm các thông tin một cách chọn lọc hơn, nghĩa là tìm đến những trang tin chính thống, xem nhiều bản tin để làm giàu vốn từ. Qua các thông tin mà Lộc thu thập được, Lộc cũng đã trang bị cho mình một nền “kiến thức” khá chắc chắn để lấy tư liệu và làm kinh nghiệm để sẵn sàng cho các bài luận.

Nói về Lộc, cô giáo Nguyễn Hoàng Lân - giáo viên chủ nhiệm và cũng là người trực tiếp bồi dưỡng Lộc trong 3 năm ở trường luôn đặt cho Lộc niềm tin đặc biệt riêng, bởi lẽ Lộc là một học sinh chăm chỉ, kiên trì và rất thông minh. Nam sinh này cũng khá khác với nhiều học sinh khác, đó là không thích sử dụng mạng xã hội. Thay vào đó, em chỉ sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin và phục vụ cho việc học ở trường.

Để đạt được giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh, Lộc cũng đã có một bước đi khá dài bởi lẽ xuất phát điểm của Lộc so với nhiều bạn ở trong lớp không cao, Lộc không học trường chuyên từ nhỏ, không có điểm đầu vào nằm trong tốp đầu…

Thái Thiên Lộc, Nguyễn Minh Quỳnh và cô giáo chủ nhiệm, bồi dưỡng đội tuyển Nguyễn Hoàng Lân. Ảnh: Mỹ Hà

Thái Thiên Lộc, Nguyễn Minh Quỳnh và cô giáo chủ nhiệm, bồi dưỡng đội tuyển Nguyễn Hoàng Lân. Ảnh: Mỹ Hà

Tuy nhiên, sau này ngoài tố chất thông minh, Lộc thành công trong Tiếng Anh còn bởi có “tư duy” của một nam sinh đã từng học rất tốt môn Toán. Có thể cũng chính vì điều này, nên trong quá trình học Tiếng Anh, Lộc đưa ra một lộ trình khá rõ ràng, biết điểm yếu, điểm mạnh của mình để từng bước khắc phục.

Trong quá trình ôn luyện, thời điểm khó khăn nhất, theo Lộc đó là khi “cảm thấy học Tiếng Anh rất nhiều, học gần đến giới hạn cuối cùng nhưng điểm số không cải tiến, không làm mới được mình”. Lộc cũng chia sẻ, đó là áp lực thường thấy với những học sinh tham gia đội tuyển quốc gia, khi hai năm ôn luyện là hai năm các em hoàn toàn chỉ sống với Tiếng Anh. Trong quãng thời gian đó, Lộc không có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động cùng lớp, ít được gặp bạn bè và phải đánh đổi, thiệt thòi khá nhiều. Áp lực như tăng thêm với những người tham gia thi lần hai, bởi không ai muốn bị thất bại hoặc có kết quả kém hơn các kỳ thi trước.

Với tình yêu đặc biệt với môn Tiếng Anh, Lộc chia sẻ sau khi tốt nghiệp lớp 12 Lộc sẽ theo học ngành sư phạm để “truyền đam mê và lan tỏa Tiếng Anh với nhiều người”.

Đội tuyển học sinh giỏi Tiếng Anh của lớp 12C5 có 6 thành viên và cả 6 đều đạt giải tại cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.

Đội tuyển học sinh giỏi Tiếng Anh của lớp 12C5 có 6 thành viên và cả 6 đều đạt giải tại cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.

Dường như có một chữ duyên khi trong bài thi nói của Kỳ thi năm nay, Lộc bắt được một chủ đề liên quan đến giáo dục, đó là “Nên dạy trẻ nhỏ tính cạnh tranh hay là tính hợp tác”. Với suy nghĩ, cần phải gây ấn tượng mạnh đến người chấm ngay từ đầu Lộc đã mở đầu với câu nói của Nelson Mandella “Education is the most powerful weapon which you can use to change the world”– nghĩa là "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để thay đổi thế giới” và sau đó đã gửi gắm rất nhiều cảm xúc và tâm huyết của mình trong bài nói này.

Đó cũng là cơ hội để Lộc bày tỏ suy nghĩ của mình về vai trò của giáo dục, về người thầy giáo và em tin rằng, nếu là một người thầy, em sẽ nỗ lực hết mình để làm một người thầy giáo tốt, có trách nhiệm, tâm huyết với học trò…


Nếu chỉ dựa vào năng khiếu sẽ không thành công

Khác với Lộc, Nguyễn Minh Quỳnh có khởi đầu khá thuận lợi khi cách đây 3 năm, em cùng một lúc trúng tuyển 2 nguyện vọng vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, đó là tốp 5 vào lớp chuyên Anh và trúng tuyển vào lớp chuyên IELTS với điểm IELTS 8.0. Trước đó, những năm đang học THCS tại Trường THCS Đặng Thai Mai, Nguyễn Minh Quỳnh cũng từng là thí sinh đạt giải Nhất cuộc thi Học sinh giỏi Tiếng Anh thành phố, thủ khoa vòng 2.

Nguyễn Minh Quỳnh từng có một bề dày thành tích trước khi thi đậu vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: NVCC

Nguyễn Minh Quỳnh từng có một bề dày thành tích trước khi thi đậu vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: NVCC

Việc Minh Quỳnh một học sinh lớp 9 nhưng có chứng chỉ IELTS 8.0 cách đây 3 năm cũng từng là một hiện tượng “hiếm”. Nhưng vì sao, thay vì chọn tuyển thẳng, Quỳnh vẫn lựa chọn thi tuyển đầu vào bởi ngay từ đầu mục tiêu của Quỳnh đó là được vào lớp chuyên Anh để có cơ hội tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đó cũng là mục tiêu mà Quỳnh đã đeo đuổi trong suốt 3 năm học THPT và chưa bao giờ Quỳnh thấy mệt mỏi hay áp lực vì đưa ra quyết định này.

Với năng lực nổi bật, từ năm lớp 11, Quỳnh đã có cơ hội được trở thành thành viên chính thức của đội tuyển. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, trong lần tham dự đầu tiên, Quỳnh nhận về kết quả không như kỳ vọng vì em chỉ đạt giải Khuyến khích. Nhớ lại lần thất bại này, Quỳnh nói rằng “em đã khóc liên tục trong nhiều ngày bởi hoài nghi về năng lực của mình”. Nhưng cũng vì chưa đạt được mục tiêu đề ra, Quỳnh quyết tâm tham dự lần 2 với khát khao được thay đổi thứ hạng, ít nhất là phải là giải có số.

Quỳnh đã từng tham gia nhiều cuộc thi hùng biện và giành giải cao. Ảnh: NVCC

Quỳnh đã từng tham gia nhiều cuộc thi hùng biện và giành giải cao. Ảnh: NVCC

Để thực hiện ước mơ này, Quỳnh có hơn 1 năm chuẩn bị. Trong hành trình khá dài đó, Quỳnh đặt cho mình hai nhiệm vụ khá rõ ràng, đó là phải cải thiện được điểm nghe và khắc phục phần từ vựng. Nói về việc học và quá trình tham gia đội tuyển, Quỳnh cũng tự nhận mình có khá nhiều khác biệt. Bởi lẽ Quỳnh nói Tiếng Anh rất giỏi, là thành viên từng nhiều lần tham dự các cuộc thi hùng biện nhưng khả năng nghe của Quỳnh lại kém. Hay như ở phần thi viết, dù nắm khá chắc ngữ pháp nhưng điểm số của Quỳnh thường không cao bởi Quỳnh yếu về phần từ vựng…

Quá trình “làm mới” mình, Quỳnh bảo phải biết “mục đích học Tiếng Anh để làm gì và từ đó có kế hoạch ôn tập phù hợp. Việc học Tiếng Anh cũng không nên suy nghĩ đơn giản là học để thi mà phải thấy được giá trị thực sự của Tiếng Anh, xem Tiếng Anh là một phần của cuộc sống hàng ngày”.

Nói về Quỳnh, cô giáo Nguyễn Hoàng Lân cũng nói rằng: Quỳnh là học sinh có năng lực, có hoài bão, có quyết tâm. Vì vậy, dù đã từng thất bại nhưng Quỳnh chưa bao giờ mệt mỏi, kiên trì với mục tiêu đã đặt ra”…

Nguyễn Minh Quỳnh (giữa) và các thành viên lớp 12C5 đạt giải Nhất tại cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Ảnh: NVCC

Nguyễn Minh Quỳnh (giữa) và các thành viên lớp 12C5 đạt giải Nhất tại cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Ảnh: NVCC

Chọn Tiếng Anh và không ngại thử thách nên trước ngày tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, Quỳnh và 2 thành viên khác trong lớp tham gia cuộc thi hùng biện Tiếng Anh toàn quốc "Speak to Lead" do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cùng với Đại học Hà Nội tổ chức và xuất sắc giành giải Nhất. Thành công từ cuộc thi này, cũng đã tiếp thêm động lực để Minh Quỳnh bước vào Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhất là ở phần thi nói - bài luận với một chủ đề tưởng dễ nhưng lại là thử thách với tất cả các thí sinh “sử dụng mạng xã hội trong nhà trường”. Nhờ bài thi thành công này, Quỳnh đã cải thiện được điểm số nâng điểm nói của mình từ 1,8 điểm lên 1,85 điểm so với kỳ thi trước và gần đạt ở mức tuyệt đối. Điểm thi nghe của em sau một thời gian nỗ lực cố gắng cũng đã có bước tiến vượt bậc từ 2,8 lên 4,2 điểm.

Chân dung hai học sinh đạt giải Nhất môn Tiếng Anh tại cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia năm 2023. Ảnh: Mỹ Hà

Chân dung hai học sinh đạt giải Nhất môn Tiếng Anh tại cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia năm 2023. Ảnh: Mỹ Hà

Có thể với mọi người việc nâng lên 0,5 - 1 điểm là điều quá bình thường nhưng đối với em đó là cả quá trình nỗ lực và phải đánh đổi rất nhiều. Cá nhân em, khi nhận được giải Nhất em nghĩ đó hoàn toàn không phải là may mắn mà bằng chính sự cố gắng của bản thân mình. 12 năm học phổ thông, mọi tâm huyết của em dường như dành cho Tiếng Anh và em đã gửi vào đó rất nhiều tình cảm, sự quyết tâm và cả kỳ vọng.

Nếu chỉ có năng khiếu, mà không có nỗ lực thì mình không thể đi xa được”…


Giờ học của học sinh lớp 12C5 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ngoài 6 giải tại cuộc thi Học sinh giỏi Quốc gia, hiện lớp 12C5 có 22 học sinh có chứng chỉ IELTS 8.0 trở lên, trong đó có hai học sinh có chứng chỉ IELTS 8.5. Ngoài ra, lớp có 3 học sinh có chứng chỉ SAT với mức điểm từ 1.530 trở lên, trong đó có 1 bạn có mức điểm là 1.540 điểm - mức điểm được xem là nằm trong top 1% cao nhất thế giới. (Bài thi SAT được quản lý bởi tổ chức College Board và được phát triển bởi Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Điểm tối đa của SAT là 1.600).

Giờ học của học sinh lớp 12C5 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ngoài 6 giải tại cuộc thi Học sinh giỏi Quốc gia, hiện lớp 12C5 có 22 học sinh có chứng chỉ IELTS 8.0 trở lên, trong đó có hai học sinh có chứng chỉ IELTS 8.5. Ngoài ra, lớp có 3 học sinh có chứng chỉ SAT với mức điểm từ 1.530 trở lên, trong đó có 1 bạn có mức điểm là 1.540 điểm - mức điểm được xem là nằm trong top 1% cao nhất thế giới. (Bài thi SAT được quản lý bởi tổ chức College Board và được phát triển bởi Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Điểm tối đa của SAT là 1.600).

Với quả ngọt này, Minh Quỳnh cũng đã làm dày thêm thành tích cho mình vào hồ sơ xét tuyển du học. Nữ sinh này cũng tin rằng, từ nền tảng mà mình đã học được ở nhà trường; những trải nghiệm, những khó khăn, thử thách sẽ càng giúp em thêm tôi luyện và hoàn thiện bản thân trong tương lai…

tin mới

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.

Nhân viên

Chật vật như... nhân viên trường học

(Baonghean.vn) - Những người làm công tác y tế, thư viện, kế toán được gọi chung là nhân viên trường học. Họ được ví như những người thầm lặng gánh vác nhiều công việc khác nhau. Nhiều người trong số đó phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa phù hợp.

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

(Baonghean.vn) - Ngày 19/2/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 567/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Vinh đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (mã số 7140247) và ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý (mã số 7140249) trình độ đại học.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

(Baonghean.vn) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi về số môn thi, nội dung đề thi. Chính vì thế, việc Bộ Giáo dục-Đào tạo sớm công bố đề thi minh họa các môn thi sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà trường tổ chức dạy học và ôn thi phù hợp.

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2023, dự án “Được học” được nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Người quản lý dự án là em Lầu Nguyễn Hương Giang - nữ sinh người Mông đến từ huyện Kỳ Sơn và hiện đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Quan hệ công chúng - Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Lớp 12

Sớm điều chỉnh để thích ứng với các kỳ thi tuyển sinh vào đại học theo chương trình mới

(Baonghean.vn) - Sau 2 năm triển khai ở bậc trung học phổ thông, chương trình mới và việc thay đổi phương thức thi đã làm thay đổi khá nhiều về cách lựa chọn môn học, môn thi của học sinh ở các trường. Sự thay đổi này cũng buộc các trường phải thích ứng, dù còn rất nhiều khó khăn.