Biến đổi bất thường trong sữa người mẹ nhiễm Covid-19

Sữa người mẹ chuyển sang màu xanh có khả năng do tác động của các kháng thể chống virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân nhiễm Omicron thường có triệu chứng nhẹ hơn, hầu hết giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, một chuyên gia đã tiết lộ một triệu chứng khác lạ mà các bà mẹ nên biết.

Nikki Jurcutz, Giám đốc điều hành của tổ chức Phụ huynh Australia - Giáo dục Những trái tim nhỏ, chia sẻ, sữa của một người mẹ đã chuyển sang màu xanh sau khi cô nhiễm Covid-19.

“Các kháng thể trong sữa của người mẹ đang hoạt động khiến sữa đổi màu”, Jurcutz giải thích.

"Khi người mẹ cho con bú, cơ thể thực hiện những công việc giống như quét toàn bộ mọi cơ quan để tạo ra sữa mẹ một cách hoàn hảo cho con”.

Sữa mẹ thường được gọi là “vàng lỏng” vì khả năng điều chỉnh các chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của em bé.

Người mẹ hai con, Ashmiry, là người đã chia sẻ bức ảnh chụp hai túi sữa mẹ trước và sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Cô nói: “Tôi thực sự muốn chia sẻ bức ảnh này. Hình ảnh cho tôi biết điều gì đó đang diễn ra trong cơ thể tôi và con”.

Mặc dù sữa có màu xanh được cho là kết quả của virus SARS-CoV-2 nhưng không phải người mẹ nào cũng gặp phải hiện tượng này.

Sữa của người mẹ trước và sau khi nhiễm Covid-19
Sữa của người mẹ trước và sau khi nhiễm Covid-19.

Sữa đổi màu xanh cũng có thể do thức ăn và đồ uống. Chuyên gia khuyên các bà mẹ không nên lo sợ khi nhìn thấy sự chuyển màu này.

Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ Australia lưu ý, sữa mẹ có màu xanh có khả năng xuất hiện sau khi người phụ nữ ăn một lượng lớn thực phẩm có màu xanh như rau, tảo bẹ, các loại rong biển dạng viên hoặc vitamin tự nhiên.

Chuyên gia tư vấn Goldilacts cho biết: “Khi phụ nữ cho con bú, toàn bộ cơ thể mẹ và con được quét để tìm ra chính xác những gì cần bổ sung vào sữa để trẻ khỏe mạnh”.

Màu sắc của sữa mẹ chuyển đổi do sự gia tăng các globulin miễn dịch, bạch cầu - các tế bào chống lại bệnh tật.

Một nghiên cứu về miễn dịch học cho thấy khi trẻ bị ốm, số lượng bạch cầu trong sữa mẹ sẽ tăng đột biến.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.