Biện pháp giáo dục đối với người chưa thành niên

(Baonghean) - Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được coi là một biện pháp xử lý hành chính hiệu quả áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội, mục đích là nhằm giám sát, ngăn ngừa những đối tượng này tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục và giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh tại nơi cư trú. 
Theo đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính chia người chưa thành niên ra thành ba nhóm đối tượng để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể: Nhóm 1: Người từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; Nhóm 2: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; Nhóm 3: Người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói chung là từ 3 tháng đến 6 tháng. 
Đối với trường hợp người từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi và người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ được thực hiện khi hành vi phạm tội của họ là gây nguy hại lớn hoặc rất lớn cho xã hội, hành vi này có dấu hiệu của một tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Bộ luật Hình sự thì những đối tượng này chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy, cần áp dụng biện pháp xử lý hành chính để giáo dục và ngăn ngừa tội phạm. 
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/09/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với nhóm 1 là 1 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, đối với nhóm 2 là 6 tháng kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
 Riêng với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi thực hiện các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, thì tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể nhưng do thực hiện nhiều lần trong thời gian ngắn nên cần áp dụng biện pháp xử lý hành chính để phòng ngừa tội phạm. Thời hiệu áp dụng đối với những trường hợp này theo Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể Điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định này quy định: “Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 6 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định”. 
Liên quan đến quy định này có hai quan điểm khác nhau, nhóm thứ nhất cho rằng quy định này mâu thuẫn với khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quan điểm này cho rằng theo Khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là trong 6 tháng đối tượng có 2 lần trở lên thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng. Trong lúc đó, Điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định điều kiện để áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là trong 6 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trên. Do vậy, các quy định này là không phù hợp và không thống nhất với nhau. 
Nhóm thứ hai cho rằng quy định này không mâu thuẫn, vì theo Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong khi đó, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải là tội phạm là hành vi vi phạm hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo các quy định này, thì khi người chưa thành niên thực hiện các hành vi nêu trên, người có thẩm quyền sẽ áp dụng một trong các hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với họ. Như vậy, việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên được xác nhận bởi quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.
 Do vậy, có thể hiểu có 2 lần trở lên thực hiện hành vi  trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng tại khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tức là đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. 
Luật sư Trọng Hải

tin mới

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).

Video: Khởi tố đối tượng giả danh Luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Video: Khởi tố đối tượng giả danh luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(Baonghean.vn) - Không có công ăn việc làm ổn định, không bằng cấp nhưng Trần Thị Thủy vẫn thông tin tới các bị hại bản thân là luật sư, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại thông qua hình thức “chạy án”. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An bắt giữ, khởi tố.

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thủy (SN 1980), trú tại phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở chỉ đạo của Công an tỉnh, Tổ công tác đặc biệt gồm lực lượng của Phòng CSGT, phối hợp CSCĐ triển khai tổ chức tuần tra, kiểm soát trên tất cả các tuyến đường; xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến các phương tiện kinh doanh vận tải, nhất là lỗi vi phạm quá khổ, quá tải...

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Baonghean.vn) - Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt bao nhiêu?. Vấn đề quan tâm của ông Nguyễn Văn Trì (Thanh Chương, Nghệ An).

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá thành công chuyên án, triệt xóa ổ nhóm trộm hơn 2 tấn chó, do các đối tượng mang nhiều tiền án, tiền sự thực hiện, bước đầu bắt giữ 3 đối tượng.

Hồ Sỹ Bé bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Giết người. Ảnh: Như Bình.

Sát hại hàng xóm chỉ vì 'tự ái vặt'

(Baonghean.vn) - Chỉ vì lời khích bác của người trong xóm, Hồ Sỹ Bé (Đô Lương) đã dùng dao cướp mạng sống của người láng giềng là trụ cột chính của gia đình có 5 miệng ăn... Hành vi của Bé để lại nỗi đau cho bao người, trong đó có cả người mẹ của gã.

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lê Thị Thúy Hà đưa ra thông tin cần người gia công các mặt hàng cao cấp, những người muốn nhận gia công các mặt hàng này cần phải đặt trước tiền cọc. Tuy nhiên, trên thực tế những nguồn vật liệu này được Lê Thị Thúy Hà mua trôi nổi trên thị trường và Lê Thị Thúy Hà cũng không có đầu mối tiêu thụ.