Biển Quỳnh Lập - vẻ đẹp hoang sơ

(Baonghean) - Biển Quỳnh Lập đón chúng tôi vào một ngày đầy nắng. Vùng đất Bắc Nghệ này vẫn còn hoang sơ: chỉ có nắng, gió, cát vàng và những ghềnh đá với nhiều hình thù đẹp mắt. Chính vẻ hoang sơ đó khiến bất cứ ai đã đến một lần là nhớ mãi...

Nếu xuất phát từ Vinh, Quỳnh Lập là địa danh cuối cùng của Nghệ An, còn nếu đi từ Hà Nội, hết Thanh Hóa, bạn sẽ chạm chân vào vùng đất Quỳnh Lập (thuộc Thị xã Hoàng Mai). Để đến với Quỳnh Lập, phải theo con đường nhựa Đông Hồi - Quỳnh Lập do Sở Giao thông - Vận tải Nghệ An cùng Công ty Đầu tư xây lắp và thương mại 36 Bộ Quốc phòng thi công và đã thông xe năm 2010. 
Biển Quỳnh Lập. 	l Dấu chân ông Đùng trên ghềnh đá (ảnh nhỏ).
Biển Quỳnh Lập - TX Hoàng Mai.
Đón chúng tôi, anh Vương Đại Tương, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Lập lấy làm hãnh diện khi biết được đây là lần đầu tiên chúng tôi được đi trên con đường có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam Thanh Bắc Nghệ này. Anh phấn khởi cho biết: Con đường này có tổng chiều dài 12,1 km được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Tốc độ tối đa cho các phương tiện lưu thông là 80 km/h. Tổng kinh phí 255,9 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu của Chính phủ. Đây là dự án nằm trong quy hoạch phát triển của tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều đáng mừng nhất là từ khi có đường, Quỳnh Lập phát triển hơn rất nhiều: giao thương buôn bán, hàng hải sản của bà con được vận chuyển nhanh hơn.
Đặc biệt, mấy năm gần đây, tuy chưa rộn ràng nhưng biển Quỳnh Lập cũng đã được nhiều du khách biết đến. Mục tiêu đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã xác định: Đẩy mạnh khai thác, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch biển là hướng đi dài hơi của xã nhà. Bởi, ngoài tiềm năng du lịch biển, Quỳnh Lập còn có những di tích rất linh thiêng như đền Hạ, đền Thượng, chùa Mộc Thông nằm ngay trên con đường chiến lược này. Cùng với biển, Quỳnh Lập còn có bạt ngàn rừng phi lao quanh năm xanh mát. Đặc biệt nơi đây “nhà” trồng rừng Lê Duy Nguyên đã đầu tư làm đường, trồng rừng với mong muốn quy hoạch, xây dựng thành khu du lịch sinh thái “về với thiên nhiên” với những hồ nước mênh mông, rừng thông rì rào để du khách có thể làm bạn với các loại động vật mà ông đã và sẽ thả ở đó... Để khai thác tiềm năng du lịch, trước mắt, Quỳnh Lập sẽ bắt tay ngay vào tuyên truyền, quảng bá... 
Biển Quỳnh Lập. 	l Dấu chân ông Đùng trên ghềnh đá (ảnh nhỏ).
 Dấu chân ông Đùng trên ghềnh đá 
Giọng anh Tương đều đều trên con đường êm ru, hai bên là những rừng thông xanh mát ngút ngàn, không khí trong lành khiến cho người đi có cảm giác thư thái... bỗng anh Tương nhắc: Giảm tốc độ, chuẩn bị rẽ vào đường đất xuống biển Quỳnh Lập... May nhà báo đi xe ô tô 4 chỗ, chứ khách du lịch đi xe 24 chỗ không thể đến được biển Quỳnh Lập. Mà muốn thu hút khách du lịch thì phải đầu tư đường là số 1.
Nghiệm thấy lời anh Tương có lý, giao thông là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Đi du lịch, thì phải khám phá mới thấy hết cái thú vị của từng vùng đất... Trước mắt, chưa có tiền làm đường, thì cứ đầu tư mấy xe ô tô điện hay thành lập đội xe lai đã. Đi những phương tiện này cũng có cái thú riêng, vừa đi vừa ngắm cảnh, có thể ghé đâu tùy thích. Chợ sớm họp ngay cạnh đường vào trụ sở xã, nhiều hải sản tươi ngon lắm, sau ghé làng nghề chế biến cá cơm, tham quan, mua cá cơm khô về làm quà... Nghe tôi chia sẻ, anh Tương lấy làm khoái chí: “Chi chớ đầu tư vài ba chiếc xe ô tô điện chở khách kiểu trung chuyển đó thì đơn giản, Quỳnh Lập sẵn sàng ngay”. 
Đang dở câu chuyện, đã thấy biển hiện ra trước mắt. Cơ man nào là gió, gió lồng lộng bốn phía, biển một màu xanh thẫm trải dài ngút tầm mắt. Chúng tôi ào nhanh xuống cát. Một màu vàng óng ánh như hổ phách trải dài 14 km. Bãi biển mênh mông giữa trưa nắng hè với cát vàng, nước trong và tiếng sóng vỗ rì rào trên những gềnh đá nhiều hình thù lạ mắt. Anh Tương hồ hởi giới thiệu: nào là ghềnh đá hình chú rùa khổng lồ, hình đầu sư tử hướng ra biển như chở che cho làng chài bé nhỏ, hình cánh buồm tượng trưng cho những chiếc thuyền no gió của ngư dân ngày ngày bám biển bảo vệ vùng trời Tổ quốc thân yêu...
Đặc biệt tại đây, vẫn còn lưu lại dấu chân ông Đùng đầy huyền bí. Theo truyền thuyết kể lại rằng, từ khi mới hình thành trời đất đã xuất hiện một ông khổng lồ (dân gian gọi đó là ông Đùng) là người chuyên đội đá, vá trời. Do kích thước quá to lớn nên ông đi đến đâu đều để lại dấu chân ở đó. Ở Hoàng Mai hiện còn hai dấu chân của ông: dấu chân trái ở đền Cờn ngoài, dấu chân phải ở biển Quỳnh Lập. Trong không gian bao la rì rào của sóng biển, trưa vắng, chỉ có gió và nắng, tận mắt thấy dấu chân ông Đùng nổi bật giữa những ghềnh đá nhấp nhô, thấy không gian càng trở nên huyền bí.
Trên bờ cát loài hoa màu tím, cánh mỏng, lá dày mọc đầy tạo nên sắc tím mênh mông. Không giống như hoa cúc biển của Cửa Lò, hoa quan âm ở biển Quỳnh Lập có mùi thơm nhẹ đặc trưng như mùi một loại kẹo. Anh Tương bảo: Chỉ biển Quỳnh Lập mới có loại hoa này, hoa nở quanh năm mặc cho gió Lào bỏng rát. Cùng với hoa quan âm, sống trên những ghềnh đá trơ trọi còn có loài hoa mướp biển từng chùm li ti, cánh hoa trắng muốt... 
Đang loay hoay chọn góc đẹp nhất để chụp ảnh hoa, đã nghe tiếng ông chủ quán Hồ Sỹ Luyến - nơi chúng tôi gửi xe í ới gọi vọng ra: Nhanh vào thôi, thức ăn đã sẵn sàng rồi. Người đàn ông cả đời người gắn bó với biển có nước da đen bóng, giọng nói sang sảng bảo hôm nay có khách quý, tự tay ông sẽ vào bếp làm đúng hai món “đặc sản” Quỳnh Lập: đó là con cập (cua đá) nhỏ hơn con ghẹ, mình to, càng to, chịt chắc, thơm, béo đúng mùi của biển không cần thêm bất kỳ một gia vị nào. Và chè rau câu, cũng tự tay vợ ông chế biến. Rau câu này là loài thủy sinh của biển, được người dân vớt về, rửa sạch, luộc như rau muống, sau đó gạn lấy nước đổ vào những bát ăn nhỏ, khi nguội nó đóng thành từng tấm như thạch có màu nâu sáng, ăn rất thơm, mát. Trời nắng như thế này, được thưởng thức bát chè rau câu thì giải nhiệt phải biết...
Ngồi trong quán lá lộng gió biển bốn phía, trước mặt là đĩa cập hấp sả đỏ au đặc trưng hấp dẫn, bên cạnh là những bát chè rau câu sóng sánh. Tôi bảo sao bác không bày biện vừa phải thôi, cho nó đẹp mắt, đầy quá ăn làm sao hết. Ông chủ quán cười xòa: ở quê nó thế, bày ít khó coi lắm. Nói rồi ông nhanh tay rót bia cho khách, cũng đầy ngút luôn. 
Người dân biển Quỳnh Lập làm du lịch là thế, đón khách nồng hậu, chân chất là thế... và phải chăng chính cái dân dã, mộc mạc ấy lại làm nên một đặc trưng riêng cho du lịch biển Quỳnh Lập để không lẫn với một vùng đất nào khác. Giá như biển Quỳnh Lập được nhiều du khách biết đến; giá như có một vài nhà đầu tư tìm về khai phá vùng biển được đánh giá là đẹp nhất miền Bắc này... để biển Quỳnh Lập rộn ràng hơn, để ông chủ quán Luyến có thêm “đối tượng” cạnh tranh hơn, lúc đó ông sẽ mở rộng quán, xây nhà nghỉ, quy hoạch đẹp hơn, thuê thêm nhân viên để phục vụ...
Bài, ảnh: Thanh Thủy - Thu Hương

tin mới

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.