Bỏ điểm sàn, trường nghề khó tuyển đủ chỉ tiêu

(Baonghean) - Bỏ điểm sàn thi đại học dự báo sẽ là “nút mở” cho các trường đại học ngoài công lập, các trường tốp dưới. Song đó lại là “nút thắt” đối với những trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề khi tình trạng chạy đua vào đại học vẫn đang phổ biến như hiện nay…
Sinh viên Khoa Điện tử viễn thông Trường Đại học Kỹ thuật Vinh trong giờ thực hành.
Sinh viên Khoa Điện tử viễn thông Trường Đại học Kỹ thuật Vinh trong giờ thực hành.
Khó tuyển đủ chỉ tiêu
Thấp thỏm, lo âu là tình trạng chung của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên địa bàn tỉnh khi kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm học 2013 - 2014 đang đến gần kề. Trong đó, nỗi lo lớn nhất vẫn là tuyển sinh đầu vào. 
Theo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong kỳ tuyển sinh  năm 2013 - 2014 có nhiều trường nghề, nhiều khoa không tuyển được học sinh, sinh viên. Cụ thể như: nghề cắt gọt kim loại (Trường Cao đẳng nghề số 4), nghề kế toán doanh nghiệp (Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc), nghề chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật (Trường Kỹ thuật kinh tế - tiểu thủ công nghiệp). Hay một số nghề ở những trường trực thuộc huyện như nghề kỹ thuật máy nông nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Đô Lương), nghề may công nghiệp, du lịch khách sạn, kỹ thuật trồng hoa (Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Nghi Lộc).
Cá biệt có những trường, trung tâm có từ 3 đến 4 ngành nghề không tuyển được học sinh nào như :Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trường Trung cấp nghề chuyên nghiệp Việt - Úc… Theo bà Hồ Thị Châu Loan - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,  sở dĩ việc tuyển sinh ở các trường nghề gặp khó bởi: Một bộ phận người học chưa thực sự quan tâm đến học nghề, chưa có thái độ nghiêm túc trong việc lựa chọn học nghề là con đường để lập thân, lập nghiệp. Người học thường chọn những nghề làm việc nhẹ nhàng, văn phòng mà ít chọn nghề về kỹ thuật, thủ công, nặng nhọc. Bởi vậy, một số cơ sở đào tạo nghề khó tuyển sinh. Một số trường nghề chất lượng đào tạo chưa cao, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chương trình đào tạo chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá về công nghệ, kỹ thuật dẫn đến một số trường nghề không thể tuyển đủ học sinh. 
Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng được mở ra nhiều, điểm chuẩn thấp, chỉ tiêu ngày càng tăng đã thu hút phần lớn vào học đại học và cao đẳng. Quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo về gia hạn thời điểm tuyển sinh các trường ĐH, CĐ năm 2013  kéo dài đến ngày 30/10 cũng gây khó khăn trong công tác tuyển sinh học nghề khi có một lượng lớn thí sinh chờ đợi kết quả vào ĐH, CĐ.
Khi điểm sàn đại học đã được bỏ, đồng nghĩa với đó, cơ hội vào đại học của các thí sinh sẽ ngày được mở rộng hơn và ngược lại nguồn tuyển sinh cho các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đang ngày một thu hẹp lại. Trường Trung cấp nghề tiểu thủ công nghiệp, dù được đầu tư cơ sở vật chất khá hiện đại, quy mô và là một trong những trường có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề, nhưng ông Nguyễn Xuân Phượng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề tiểu thủ công nghiệp Nghệ An vẫn không giấu được cảm giác lo lắng. Năm ngoái “lượng sức mình” nhà trường chỉ đăng ký 360 chỉ tiêu vào hệ trung cấp và may mắn  tuyển đủ thí sinh.
Để có kết quả này, suốt nhiều tháng liền cán bộ, nhân viên nhà trường đã phải tích cực xuống cơ sở, vận động đến từng trường, từng gia đình. Vậy nhưng vẫn có hai ngành nghề không tuyển đủ thí sinh. Lường trước được những khó khăn đó, đầu tháng 3 năm nay lần đầu tiên nhà trường tổ chức hội nghị tuyển sinh quy mô và mời hơn 100 hiệu trưởng của các trường cấp II, cấp III trên địa bàn về tham dự. Mục đích là để các đại biểu thấy được quy mô và sự đầu tư của trường, từ đó sẽ tạo thêm tiếng nói ở cơ sở. Dù chưa biết kết quả khả quan hay không nhưng ông Nguyễn Xuân Phượng cho rằng: Để tồn tại không thể trông chờ vào cơ chế mà trước hết các trường phải tự lo cho mình và đó là cuộc cạnh tranh công bằng, trường nào có chất lượng hơn, có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn chắc chắn sẽ dễ tuyển sinh hơn.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình tuyển sinh. Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Khắc Thắng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chỉ tiêu của nhà trường là hơn 2.000 sinh viên (ở tất cả các hệ), thế nhưng chưa năm nào nhà trường tuyển đủ thí sinh. Riêng năm nay, việc tuyển sinh chắc chắn sẽ không dễ dàng, nhất là ở ngành học mầm non và ngành giáo dục thể chất bởi trong khi các ngành này trường vẫn tuyển sinh viên với hình thức thi tuyển thì một trường đại học khác trên địa bàn lại tuyển đầu vào bằng cách xét tuyển học bạ. 
Tạo dựng lòng tin
Trong tình cảnh đó, cách duy nhất của Trường CĐSP Nghệ An hiện nay là nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên, thay đổi giáo trình, rèn luyện kỹ năng thực tế cho học sinh và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Ngoài ra, để đảm bảo công tác tuyển sinh trong những năm tới trường cũng đã tiến hành điều tra nhu cầu giáo viên của các phòng giáo dục, tiến tới xây dựng chỉ tiêu và mở các ngành nghề sát với nhu cầu thực tế ở địa phương.
 Ở nhóm dưới, Trung tâm dạy nghề Anh Sơn sau một thời gian khảo sát, phân tích về thực trạng học nghề nhiều năm nay của huyện và biết được trong 10 năm trở lại đây huyện chỉ đào tạo được hơn 300 người trình độ trung cấp và hơn 1.500 người trình độ sơ cấp đã tiến hành xây dựng một chiến lược dạy nghề dài hạn. Trung tâm trực tiếp xuống các xã, các trường để tuyển sinh. Đặc biệt, huyện đã tổ chức một hội nghị về công tác đào tạo nghề và giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, riêng ngành giáo dục phải làm tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp THCS. Phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi  tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề để lập nghiệp – ông Nguyễn Trọng Sơn, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện cho biết.
Bằng những động thái trên cho thấy thay vì bị động thì các trường đã chủ động hơn trong việc tuyển sinh, đa dạng các hình thức tuyên truyền, hướng nghiệp. Một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chọn đào tạo nghề trọng điểm theo các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị mới hiện đại; nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng giáo viên; thường xuyên cập nhật, bổ sung kỹ thuật công nghệ mới vào chương giáo trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Về phía Sở Lao động Thương binh và Xã hội, trong quá trình lập kế hoạch tuyển sinh cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trong năm 2014 - 2015 cũng đã có sự cân nhắc, dựa trên “kết quả đào tạo của các trường, khả năng năng lực của các cơ sở đào tạo nghề, xu hướng của các doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội để phân bổ chỉ tiêu và kinh phí” - bà Hồ Thị Châu Loan, Trưởng phòng Dạy nghề nói về việc xây dựng chỉ tiêu trong năm nay.
Điều quan trọng thí sinh và phụ huynh phải biết lượng sức mình, biết rõ “sở trường, sở đoản” của con và căn cứ vào khả năng tài chính của gia đình để định hướng cho con cái một hướng đi đúng đắn. Các nhà trường cũng phải xem việc bỏ điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một “phép thử” để đánh giá chất lượng đào tạo. Cuộc đua sẽ công bằng nếu tất cả hiệu trường đều xem chất lượng tuyển sinh, chất lượng giáo dục và đầu ra cho thí sinh là tiêu chí hàng đầu. Hoặc sẽ tự đánh mất mình sau một vài năm nếu chạy theo chỉ tiêu, chạy theo lợi nhuận mà quên mất nhiệm vụ chính là đào tạo cái gì và đào tạo ra để làm gì?
Mỹ Hà

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.