Brazil: Bão đã nổi?

(Baonghean) - Không nằm ngoài dự đoán, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện hôm 17/4 nhằm quyết định việc luận tội đối với bà. Cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil mới chỉ bắt đầu và nó có thể chấm dứt 13 năm lãnh đạo của đảng Lao động tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh.

Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị (nguồn: New York Times)
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị (nguồn: New York Times)

Khi Tổng thống không vô can

Cuộc bỏ phiếu tại tại Hạ viện Brazil đã tạo ra rất nhiều bất lợi với nữ Tổng thống Dilma Rousseff. Phe đối lập đã giành đủ 342 số phiếu ủng hộ, tương đương 2/3 số Hạ nghị sĩ, để đưa việc luận tội Tổng thống Rousseff lên Thượng viện xem xét. Việc bỏ phiếu tại Thượng viện dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 5. Trong trường hợp 41 trên tổng số 81 nghị sĩ tại Thượng viện tán thành, bà Rousseff sẽ phải rời nhiệm sở trong vòng 180 ngày, nhường chỗ cho Phó Tổng thống Michel Temer. Trong một tuyên bố ngay sau đó, Đảng Lao động cầm quyền của Brazil đã thừa nhận thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện nhằm quyết định về việc luận tội Tổng thống Dilma Rousseff. Trả lời báo giới, lãnh đạo Đảng Lao động tại Hạ viện Brazil Jose Guimaraes cho biết, đảng cầm quyền giờ sẽ tập trung vào việc ngăn chặn bước đi nhằm phế truất bà Rousseff tại Thượng viện.

Cơn ác mộng chính trị kéo dài từ cuối năm 2015 tới nay đã trở thành hiện thực, đe dọa tới cả sinh mệnh chính trị của Tổng thống Rousseff. Sau sự ra đi của các đảng trong liên minh cầm quyền cùng các cuộc biểu tình của người dân cảm thấy thất vọng như vậy khi kinh tế sa sút, rồi một loạt bê bối tham nhũng của Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras bị đưa ra ánh sáng, chưa bao giờ bà Rousseff và đảng Lao động cầm quyền lại cảm thấy khủng hoảng chính trị lại là thứ tồi tệ tới vậy.

Khởi nguồn của mọi rắc rối là khi bê bối tham nhũng tại Tập đoàn Petrobras bị hé lộ kể từ tháng 3/2014. Theo cảnh sát, đường dây này đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức lãnh đạo của Petrobras. Vụ bê bối này đã khiến Petrobras bị thiệt hại 2 tỷ USD và nhiều quan chức của tập đoàn cũng như nhiều chính trị gia chủ chốt tại Brazil bị điều tra. Hơn 100 cá nhân đã chính thức bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil. Và các lãnh đạo cao cấp của quốc gia này cũng không phải là vô can.

Người biểu tình phản đối bà Rousseff tại thành phố Sao Paulo đứng chờ kết quả cuộc trừng cầu dân ý tại Hạ viện hôm 17/4 (nguồn: Reuters)
Người biểu tình phản đối bà Rousseff tại thành phố Sao Paulo đứng chờ kết quả cuộc trừng cầu dân ý tại Hạ viện hôm 17/4 (nguồn: Reuters)

Theo ông Delcidio do Amaral, một thượng nghị sĩ cũng vướng vào bê bối tại Petrobas, đương kim tổng thống Dilma Rousseff “nắm” được mọi chuyện tại công ty dầu khí quốc doanh này. Trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo Veja hôm 19/3, ông Amaral, từng là cựu lãnh đạo đảng Lao động cầm quyền tại Thượng viện cho biết, cựu Tổng thống Lula da Silva là người đã lên kế hoạch và toan tính các kịch bản tham ô tại Petrobas và nhờ đó, bà Rousseff đã có thể lợi dụng để gây quỹ cho chiến dịch tranh cử năm 2014. Những lời tiết lộ động trời này càng được củng cố bởi những hành động “lạ” của Tổng thống Rousseff khi bổ nhiệm người tiền nhiệm của mình - ông Lula da Silva vào chiếc ghế Chánh văn phòng Nội các. “Họa vô đơn chí”, ngay sau quyết định này được đưa ra, một đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện của bà Rousseff đã bị tiết lộ cho thấy mục đích chính của việc làm này là giúp cho ông Lula da Silva, cũng là người cố vấn quan trọng của bà, tránh khỏi việc bị truy tố hình sự về các cáo buộc liên quan tại Petrobas. Những hành động lấp liếm như vậy chẳng khác nào những mồi lửa với cơn giận giữ của công chúng Brazil vốn đã bức xúc về những vụ tham nhũng và tình hình kinh tế xã hội xuống cấp.

Liệu có phải cuộc tấn công vào cánh tả?

Đã có những lời cáo buộc rằng, làn sóng phẫn nộ và chống đối từ phòng họp Quốc hội ra tới đường phố hiện tại là âm mưu của phe đối lập nhằm vào những nhà lãnh đạo của phong trào cánh tả Brazil. Những cáo buộc trở lại này lấy dẫn chứng là những hành động dồn dập mà phe đối lập tiến hành như muốn đẩy đảng Lao động cầm quyền cùng tổng thống Rousseff tới bờ vực từ chức ngay tức khắc. Hình ảnh đầy kịch tính xuất hiện trên truyền hình khi cảnh sát được vũ trang cưỡng chế cựu Tổng thống Lula da Silva hôm 4/3 để lấy lời khai về vụ bê bối tham nhũng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras là một trong số đó. Bà Rousseff chỉ trích cơ quan tư pháp và cánh sát đã cưỡng chế thay vì triệu tập ông Lula - người chưa bao giờ từ chối hợp tác với các cơ quan chức năng. Bà tố cáo phe đối lập đang âm mưu lật đổ Chính phủ và tiến hành tổng tuyển cử trước năm 2018.

Tổng thống Rousseff và người tiền nhiệm Lula da Silva đang vướng vào một loạt cuộc điều tra tham nhũng chưa từng có trong lịch sử (nguồn: Newsweek)
Tổng thống Rousseff và người tiền nhiệm Lula da Silva đang vướng vào một loạt cuộc điều tra tham nhũng chưa từng có trong lịch sử (nguồn: Newsweek)

Giáo sư David Fleischer, chuyên ngành chính trị của Đại học Brasilia cho rằng hành động phản ứng với vụ việc hôm 4/3 cho thấy những người ủng hộ đảng Lao động ngày càng tin chắc rằng cuộc tấn công pháp lý nhằm vào ông Lula và bà Rousseff là cuộc tấn công vào cốt lõi của phong trào cánh tả quốc gia. Cựu Tổng thống Lula đã phủ nhận việc nhận tiền hối lộ và gọi vụ việc cảnh sát bắt giữ ông là “vở kịch” nhằm hạ thấp uy tín của ông. Vị cựu Tổng thống này đang bị “sờ gáy” trong một loạt nghi án tham nhũng, từ Tập đoàn Petrobras đến các công ty xây dựng trong nhiệm kỳ ông Lula làm tổng thống từ 2003 - 2010. Tổng thống đương nhiệm Rousseff, người từng giữ chức Bộ trưởng Năng lượng Brazil - cơ quan chủ quản của Petrobas - dưới thời ông Lula chắc chắn cũng dễ dàng bị quy kết trách nhiệm.

Nhưng trên thực tế, cũng không tin rằng âm mưu của phe đối lập nhằm làm suy yếu và lật đổ chính quyền cánh tả tại Brazil là lý do của toàn bộ vấn đề. Thực tế, việc hàng triệu người dân nước này xuống đường phản đối chính quyền vài tháng qua còn là do những thành tích yếu kém của nền kinh tế. Trong báo cáo mới nhất, hãng xếp hạng tín dụng Credit Suise dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil trong giai đoạn 2015 - 2017 sẽ lần lượt luôn ở mức âm. Đây sẽ là lần đầu tiên nền kinh tế nước này suy giảm 3 năm liên tiếp kể từ năm 1901. Năm 2015 là năm GDP của Brazil giảm mức kỷ lục trong vòng 25 năm trở lại đây. Trong khi đó, giá cả hàng hóa ở quốc gia này trong suốt vài năm trở lại đây cũng liên tục tăng, và nợ công hiện đang tương đương mức 65,1% GDP - mức cao nhất kể từ năm 2006 và tăng 8% so với cuối năm 2014.

Kinh tế suy yếu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Brazil đều bị cắt giảm chi tiêu, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng. Mức xếp hạng tín nhiệm của Brazil đã bị hãng Standard&Poor’s đánh tụt xuống mức BB+ từ tháng 9 năm ngoái và là lần đầu tiên quốc gia này bị hạ bậc xuống mức “rác” kể từ năm 2008. Tình hình kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và những bê bối về tài chính, tham nhũng là nguyên nhân khiến xã hội Brazil quay lưng lại phía chính quyền. Vậy, phải chăng phe đối lập đang khiến nền kinh tế nước này đi xuống nhằm “lật đổ” liên minh cầm quyền? Đó thực sự là câu hỏi lớn dành cho Tổng thống Rousseff.

Thanh Sơn

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.