Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1965
Sawada dũng cảm chụp bức ảnh dưới làn mưa bom của máy bay Mỹ, khi những nhân vật của ông tiến vào bờ, Sawada lau nước mắt cho đứa bé nhất
Tác giả: Kyoichi Sawada, Nhật Bản, phóng viên hãng thông tấn UPI.
|
Sau này, vợ Sawada tâm sự: “chính những bức ảnh đó là minh chứng hùng hồn nhất cho những bi kịch của chiến tranh, chúng đã góp phần làm nên tên tuổi của chồng tôi. Nhưng cũng chính vì điều đó đã gây cho ông rất áp lực khiến ông mắc căn bệnh trầm cảm”.
Sinh ngày 22/2/1936, 13 tuổi-lần đầu tiên cầm máy ảnh khi làm công việc phân phát báo.
Lộc Thượng- Bình Định- Nam Việt Nam 1965. Người mẹ và những đứa con đang cố vượt sông để tránh bom Mỹ.
Cái giá của một cuộc chiến tranh không chỉ có những người lính đã hy sinh vì nó mà nó còn kéo theo bi kịch của những thường dân. Sawada là người thấu hiểu rõ rất điều này.
Một ai đó từng nói với ông: Vinh quang từ những cuộc chiến chỉ đến với vị tướng và nhiếp ảnh gia. Vào năm 1961, khi cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang ngày càng ác liệt, Sawada bị từ chối đến Việt Nam chỉ vì ông cho rằng đây là cuộc chiến tranh xâm lược của người Mỹ.
Do vậy vào năm 1965, Sawada dời hãng UPI, trở thành phóng viện tự do tại chiến trường Việt Nam để theo đuổi những gì ông cho là đúng. 9 tháng sau đó, ông quay lại làm việc cho UPI với tư cách là phóng viên chiến trường tại Việt Nam và đã dành cả hai giải thưởng ảnh báo chí danh giá WPP và Pulizer cho những đóng góp của mình. 5 năm sau, ông hy sinh tại chiến trường Campuchia.
Trong dòng trích dẫn mở đầu bộ phim tài liệu về thân thế và sự nghiệp của Sawada, đạo diễn Shukichi Koizumi nói rằng: “Những bức ảnh tuyệt tác luôn chứa đựng trong nó lịch sử của thời đại và mỗi người. Mỗi bức tuyệt tác đều có số phận riêng.” Sau khi hy sinh tại Campuchia, Sawada còn nhận huy chương vàng Robert Capa.
Theo Vietnamnet