Cả hệ thống chính trị Nghĩa Đàn vào cuộc xây dựng nông thôn mới

(Baonghean.vn) - Ban hành chương trình và kế hoạch hành động cụ thể gắn với trách nhiệm các cấp, ngành để đến năm 2025 hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới. Đó là một trong những mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, được Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Điểm nhấn vườn chuẩn

Khu vườn của gia đình ông Lê Trọng Mừng ở xóm Lung Thượng là 1 trong 5 khu vườn được công nhận đạt các tiêu chí “vườn mẫu nông thôn mới” của xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn). Trên diện tích hơn 3.200m2, trừ hơn 472m2 xây dựng nhà ở, sân, đường đi, ông Mừng quy hoạch theo từng vùng chăn nuôi, sản xuất với những cây, con có giá trị kinh tế. Bao gồm: Khu vực chuồng trại chăn nuôi; khu vực trồng cây ăn quả, rau màu; vườn cây thuốc Nam.

Mô hình vườn chuẩn của ông Lê Trọng Mừng, xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn). Ảnh: Nguyên Sơn
Mô hình vườn chuẩn của ông Lê Trọng Mừng, xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn). Ảnh: Nguyên Sơn

Tất cả các khu vực đều tuân thủ theo các tiêu chí xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới như: Có bản quy hoạch; ứng dụng tiến bộ KHKT; đảm bảo môi trường, cảnh quan và nâng cao thu nhập. Quá trình “vận hành” vườn mẫu, gia đình ông Mừng tích cực ứng dụng đệm lót sinh học, tăng tỷ lệ thảo dược làm thức ăn trong chăn nuôi, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng cùng với nhiều biện pháp sản xuất, chăn nuôi sạch. Với cách làm đó, các sản phẩm từ khu vườn của gia đình ông được nhiều thương lái đặt hàng thu mua và thu nhập tăng lên nhiều lần so với trước đây.

Cũng ở xóm Lung Thượng, gia đình ông Lê Trọng Sơn có vườn mẫu nông thôn mới rộng trên 8.000 m2 đã quy hoạch các vùng sản xuất, chăn nuôi hợp lý, góp phần tăng thu nhập. Từ đầu năm 2021, ông đầu tư trồng 3 sào bí xanh, hiện diện tích này đã cho quả, dự kiến đạt khoảng 4 tấn/sào. Theo ông Sơn, thương lái đã đến đặt mua tại vườn với giá 7 triệu đồng/tấn. Với hiệu quả đó, ông Sơn đang dự tính sẽ trồng khoảng 8 sào bí xanh trong khu vườn mẫu.

Đánh giá về những khu vườn mẫu trên địa bàn, đồng chí Lô Văn Cường - Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi khẳng định: “Lợi thế của xã là diện tích đất vườn của các hộ dân khá lớn. Trên cơ sở đó, cùng với sự hỗ trợ của huyện về cả kinh phí và kỹ thuật, nhiều hộ đã nâng cao thu nhập từ xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới. Từ 5 vườn mẫu thành công, xã đang vận động, khuyến khích các hộ khác xây dựng vườn mẫu. Đây được xem là một điểm nhấn quan trọng trên chặng đường xây dựng nông thôn mới của xã”.

“Đề án xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới tại huyện Nghĩa Đàn” được thực hiện trong năm 2020. Hội Nông dân huyện được giao là đơn vị chủ trì triển khai thực hiện. Đầu năm 2021, huyện Nghĩa Đàn thẩm định, công nhận 26 vườn chuẩn (mỗi hộ được hỗ trợ 40 triệu đồng) trên địa  bàn 22 xã, trong đó, có 21 xã, mỗi xã thực hiện 1 vườn, riêng xã  Nghĩa Lợi thực hiện 5 vườn tại xóm Lung Thượng để thực hiện mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu” trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Thành quả vườn mẫu ở huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: Nguyên Sơn
Vườn mẫu của ông Lê Trọng Sơn - xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn). Ảnh: Nguyên Sơn

Còn với gia đình ông Trần Đạo Dũng, ở xóm Sơn Mộng, xã Nghĩa Hiếu, khu vườn mẫu được xây dựng trên diện tích hơn 8.000m2 với vườn, ao, chuồng, khu vực cây ăn quả được sắp xếp khoa học, “mùa nào thức nấy”. Dưới tán cây ăn quả, ông Dũng còn đặt nuôi hàng chục tổ ong mật đem lại “lợi ích kép”, vừa đem lại nguồn mật, vừa góp phần giúp cây ăn quả thụ phấn khi đến mùa. Đặc biệt, trong khuôn viên vườn chuẩn, ông xây dựng hệ thống sân nhà, lối đi hợp lý, tạo cảm giác như một công viên. Ông Dũng cho rằng, “vườn gia đình có sẵn, được huyện hỗ trợ 40 triệu đồng để làm vườn chuẩn nông thôn mới, mình làm cho đẹp…”.

Thực hiện Đề án xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới, năm 2021, huyện Nghĩa Đàn tiếp tục lồng ghép kinh phí của tỉnh và huyện với hình thức tăng số lượng vườn từ 45 - 50 vườn, với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/vườn. Huyện cũng đặt mục tiêu các cấp chính quyền, các ngành liên quan tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đồng hành cùng nông dân để có sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao, gắn với Chương trình OCOP. Cùng đó, quan tâm có cơ chế, chính sách tạo đầu ra tiêu thụ  sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn. Kêu gọi doanh nghiệp hợp đồng ký kết theo chuỗi từ sản xuất, đầu vào, chế biến cho đến tiêu thụ. Kết nối với các địa phương trong tỉnh, cả nước để tiêu thụ sản phẩm.

Vườn mẫu như công viên của gia đình ông Trần Đạo Dũng ở xã Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn). Ảnh: Nguyên Sơn
Vườn mẫu được xây dựng "như công viên" của gia đình ông Trần Đạo Dũng ở xã Nghĩa Hiếu (Nghĩa Đàn). Ảnh: Nguyên Sơn

Nghĩa Đàn có trên 3.400 ha đất vườn hộ, phần lớn là đất đỏ bazan rất tốt, khí hậu, thổ nhưỡng và các điều kiện khác cơ bản thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả như cam, bưởi, quýt, ổi, bơ… Qua rà soát, huyện có trên 1.800 vườn hộ diện tích từ trên 500m2 trở lên có thể xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành 10 nghị quyết, chương trình, đề án cụ thể gắn với trách nhiệm của các cấp, ngành và cá nhân trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Trong đó, chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới (KH 06-KH/HU) được gắn với thực hiện đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của MTTQ, đoàn thể các cấp và các chương trình phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn.

Huyện ủy Nghĩa Đàn cũng ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với hỗ trợ các địa phương xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu cụ thể được Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn phát động cán bộ, đảng viên mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể cấp huyện nhận hỗ trợ 1 xóm của xã chưa về đích xây dựng nông thôn mới. Đi đầu và kịp thời nhất là cơ quan Huyện ủy và UBND huyện, tiếp đó là MTTQ huyện, quân sự, công an và các tổ chức, đoàn thể cấp huyện. Mô hình này đã thực hiện đạt hiệu quả cao ở xã Nghĩa An, giúp xã này đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

 Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn kiểm tra công trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh Liên Thanh
Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn kiểm tra công trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Liên Thanh

Theo kế hoạch, đến năm 2025, huyện Nghĩa Đàn phấn đấu đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới. Trên cơ sở đó, huyện phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác cùng nhân dân các địa phương hoàn thành tốt các tiêu chí nông thôn mới. Huyện Nghĩa Đàn đặt mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo “Ba không” là: Không nợ đọng trong xây dựng cơ bản, không bệnh thành tích, không huy động quá sức dân và đạt chất lượng bền vững các nội dung, tiêu chí, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Hiện 14/22 xã ở Nghĩa Đàn đã về đích nông thôn mới. Theo kế hoạch đến năm 2024, 8 xã còn lại sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 4 xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Người dân ở huyện Nghĩa Đàn ứng dụng máy nông nghiệp trong thu hoạch mía. Ảnh CTV
Người dân ở huyện Nghĩa Đàn ứng dụng máy nông nghiệp trong thu hoạch mía. Ảnh: CTV
Các tuyến đường giao thông nông thôn ở Nghĩa Đàn được xây dựng khang trang. Ảnh Nguyên Sơn
Các tuyến đường giao thông nông thôn ở Nghĩa Đàn được xây dựng khang trang. Ảnh: Nguyên Sơn

Xây dựng thành công huyện nông thôn mới là mục tiêu lớn có tác động tích cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân. Theo đồng chí Hoàng Thị Thu Trang - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Nghĩa Đàn, để thực hiện thành công, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phải tiếp tục nâng cao trách nhiệm cùng với cộng đồng dân cư bắt tay vào những phần việc cụ thể, hoàn thành tốt các mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Quá trình đó, kịp thời sơ, tổng kết để biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích, đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, yếu kém hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phục vụ nhu cầu, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân; từng bước xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn đồng bộ và phù hợp với xu hướng phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn theo hướng tiến bộ, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xây dựng môi trường sống ở nông thôn tiến bộ, dân chủ, bình đẳng, ổn định; tiếp tục giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa; bảo vệ môi sinh, môi trường; đảm bảo và củng cố quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Một góc xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn). Ảnh tư liệu: P.V
Một góc xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn). Ảnh tư liệu: P.V

tin mới

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(Baonghean.vn) - Từ ngày 1 - 3/4, trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ Ký giao ước chương trình phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân Cụm số 1 năm 2024 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Định hướng tuyên truyền tháng 4/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần có nhiều tuyến bài về sự kiện đón Đoàn cấp cao chính quyền tỉnh U-li-a-nốp, Liên bang Nga thăm và làm việc tại Nghệ An, khánh thành Tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh.

'Tự soi, tự sửa' để tăng sức mạnh của Đảng

'Tự soi, tự sửa' để tăng sức mạnh của Đảng

(Baonghean.vn) - Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta quan tâm. Một trong những giải pháp quan trọng đẩy mạnh thời gian qua là tinh thần “tự soi, tự sửa” để mỗi cán bộ, đảng viên mạnh, góp phần xây dựng Đảng mạnh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát tình hình mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Để động viên cán bộ, chiến sĩ ta trước ngày nổ ra đợt tiến công thứ 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 29/3/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam có thư gửi cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tiếp tục tuyên truyền nhân rộng hiệu quả phong trào, công tác Hội Nông dân trên địa bàn Nghệ An

Tiếp tục tuyên truyền nhân rộng hiệu quả phong trào, công tác Hội Nông dân trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 28/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Báo Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền công tác Hội và phong trào nông dân trên Báo Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2023; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2024-2028.