Các nhà khoa học dự đoán về biến thể virus SARS-CoV-2 mới

Những biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện nhưng không gây nguy hiểm dẫn tới chết người nhiều như hiện tại.

Đại dịch Covid-19 không thiếu những khúc ngoặt kể từ khi xảy ra gần 2 năm trước. Những bước tiến lớn trong phòng ngừa và điều trị có thể bị ảnh hưởng mạnh chỉ bằng một sự thay đổi khiến virus SARS-CoV-2 trở nên lây lan hơn, độc hại hơn hoặc cả hai.

Số lượng ca bệnh và mức độ lo ngại về hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào cách mầm bệnh thích nghi và thay đổi theo thời gian. Liệu virus SARS-CoV-2 có thể trở nên tồi tệ hơn không?

Theo các chuyên gia, biến thể virus tiếp theo có thể khác, nhưng không nguy hiểm hoặc gây chết người nhiều hơn hiện tại.

Kể từ những ngày đầu tiên của đại dịch, các nhà virus học và chuyên gia bệnh học đã khẳng định, tất cả các loại virus đều thay đổi và đột biến theo thời gian khi lây lan trong một quần thể. Nhưng theo Monica Gandhi, bác sĩ bệnh truyền nhiễm và giáo sư y khoa tại Đại học California - San Francisco (Mỹ), virus dễ trở nên lây lan theo thời gian hơn là gây chết người.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Bác sĩ Gandhi giải thích: “Virus muốn có nhiều bản sao hơn. Chúng thường không tiến hóa để giết vật chủ dễ dàng hơn”.

Tương tự như động vật, sự tiến hóa của các mầm bệnh cực nhỏ có xu hướng ưu tiên những con non có khả năng sinh sản và lây lan dễ dàng.

"Các biến thể phù hợp hơn có thể sẽ xuất hiện theo thời gian. Cần theo dõi sâu sát vì những biến thể này gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng biến thể sẽ xuất hiện mãi mãi. Cuối cùng virus sẽ đạt tới mức lây nhiễm cao nhất”, một nhóm các nhà khoa học gửi thông tin cho tạp chí Nature.

“Sau đó, các biến thể mới sẽ không có lợi thế nào nữa về khả năng lây nhiễm. Virus dần ổn định và biến thể 'cuối cùng' này sẽ chiếm ưu thế, trở thành chủng thống trị, thỉnh thoảng trải qua các thay đổi tối thiểu”.

Bác sĩ Gandhi còn đưa ra đánh giá về dòng phụ của biến thể Delta là AY.4.2 đang thu hút sự chú ý của các quan chức y tế vì có thể dễ lây lan hơn. May mắn, hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều đánh giá AY.4.2 ít gây ra mối đe dọa hơn so với khi biến thể Delta gốc lây lan.

Tiến sĩ Christina Pagel, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Vận hành Lâm sàng tại Đại học London (Anh), thông tin: “AY.4.2 dường như có lợi thế lây lan hơn từ 12 đến 18% so với Delta. Điều này sẽ làm cho mọi thứ khó khăn hơn một chút, nhưng đó không phải là một bước nhảy vọt".

Vị chuyên gia này cho biết, AY.4.2 có thể ít được quan tâm mặc dù khả năng lây lan nhanh hơn. "Delta lây lan nhanh hơn so với Alpha khoảng 60%. Vì vậy, AY.4.2 không phải là một thảm họa lớn như Delta. Biến thể này có thể sẽ dần thay thế Delta trong vài tháng tới. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nó có khả năng kháng vắc xin hơn. Vào lúc này, tôi sẽ không lo lắng về biến thể đó", Tiến sĩ Pagel bày tỏ quan điểm.  

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.