Cách ăn mít sai lầm gây hại sức khỏe

24/07/2015 17:49

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mít chứa rất nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe.

Mít món yêu thích của nhiều người
Mít món yêu thích của nhiều người.

Trên thực tế nhiều quan niệm sai lầm về thực dưỡng của mít vẫn tồn tại. Một số thông tin sau đây giúp bạn hiểu rõ về giá trị thực của mít để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ món trái cây thơm ngon, chính vụ này:

Ăn mít không nóng như bạn nghĩ

Giải đáp thắc mắc của hầu hết chị em về việc ăn mít sẽ làm nóng, gây nổi mụn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết quan niệm này không chính xác, vì mít ăn vào không hề bị nóng cho chơ thể.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, quả chín là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều, vì hàm lượng đường cao trong quả chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Mít ngọt nhưng không làm bạn tăng cân

Mít là nguồn bổ sung vitamin C, vitamin A tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Với lượng vitamin A cao cùng với vitamin C đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn.

Có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng ăn mít sẽ khiến bị tăng cân? Thật ra không phải vậy. Mít sẽ làm bạn tăng cân chỉ khi bạn ăn quá nhiều. Nếu ăn với liều lượng hợp lý, mít hoàn toàn có thể giúp bạn giảm cân và tốt cho sức khỏe.

Nhiều người đã lựa chọn giải pháp giảm cân bằng cách uống 1 ly nước ép mít sau khi ăn 1 giờ, hoặc dùng mít non để làm bữa ăn. Cách này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giảm cân hiệu quả.

Sai lầm khi ăn mít

Mít được chế biến thành nhiều món ngon
Mít được chế biến thành nhiều món ngon.

Ai không nên ăn mít?

Tuy mít rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người mắc bệnh như: bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, bệnh suy thận mạn, người bị suy nhược, có sức khỏe yếu thì không nên ăn, hoặc nếu muốn thì cũng chỉ nên ăn để thưởng thức, vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ không tốt cho gan, thận...

Cách ăn để hát huy hết giá trị của mít

- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).

- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.

Cách nhận biết mít chín ép và mít chín cây

- Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Trong khi đó mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.

- Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng của mít. Mít tiêm thuốc thì không có mùi thơm, thậm chí là không có mùi gì.

- Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.

- Quả mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Trong khi đó quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.

Theo News

Mới nhất

x
Cách ăn mít sai lầm gây hại sức khỏe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO