Cách mạng công nghiệp 4.0: Đại học phải thay đổi

“Cần có ngay các giải pháp để đổi mới hiệu quả nền giáo dục, nhất là giáo dục ĐH, nếu không muốn ngày càng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và thế giới”.

ĐH Quốc gia TP.HCM trình diễn robot tại Ngày công nghệ Tuổi Trẻ 8-12. Trong CMCN 4.0, robot sẽ thay thế nhiều vị trí việc làm của con người. Ảnh: Quang Định
ĐH Quốc gia TP.HCM trình diễn robot tại Ngày công nghệ Tuổi Trẻ 8-12. Trong CMCN 4.0, robot sẽ thay thế nhiều vị trí việc làm của con người. Ảnh: Quang Định

Đó là một nội dung trong tài liệu "Việt Nam với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" (CMCN 4.0) của Ban Kinh tế Trung ương Đảng do ông Nguyễn Văn Bình - trưởng ban - chủ biên.

Các trường ĐH sẽ đối mặt với CMCN 4.0 như thế nào?

Tác động lớn

Nhiều chuyên gia dự báo cuộc CMCN 4.0 khiến giáo dục ĐH bị đặt trước nhiều thách thức rất lớn. 

TS Đàm Quang Minh - hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây - thông tin: "Theo đánh giá của GS Frey và GS Osborne tại ĐH Oxford (Vương quốc Anh), có tới 47% công việc sẽ bị ảnh hưởng do cuộc CMCN 4.0. 

Dễ thấy nhất là nhu cầu một số ngành liên quan đến CMCN 4.0 như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... bắt đầu tăng. Bên cạnh việc nhu cầu đào tạo của các ngành tăng giảm khác nhau thì nội dung đào tạo cũng khác nhau. 

Ví dụ ngành marketing đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ marketing truyền thống sang marketing hiện đại và digital marketing. Trong khi đó, việc làm là sản phẩm của trường ĐH, do đó các trường đương nhiên sẽ có tác động to lớn...".

Ông Lê Trí Tín - giám đốc kinh doanh bộ phận truyền động và điều khiển của Bosch Rexroth, chuyên gia về hệ thống công nghiệp 4.0 - cũng cho biết CMCN 4.0 ảnh hưởng đến yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng của một số ngành nghề sẽ thay đổi. 

Cụ thể, các ngành tự động hóa, cơ điện tử, tin học ứng dụng, xử lý dữ liệu... sẽ có sự mở rộng về kiến thức đào tạo cũng như kỹ năng chuyên ngành. "Vì vậy, đòi hỏi các trường ĐH cũng phải thay đổi" - ông Tín nhấn mạnh.

Cơ cấu ngành nghề thay đổi nhanh

Từ góc độ trường ĐH, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng đặc thù của cuộc CMCN 4.0 là xuất hiện trí tuệ nhân tạo, công nghệ tự động hóa, vật liệu mới và công nghệ thông tin trong phân tích dữ liệu (big data). 

Với đặc thù đó, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi rất nhanh. Hầu hết các thiết bị trong thời đại CMCN 4.0 đều là thiết bị đa ngành, đơn cử như chiếc điện thoại thông minh đã kết hợp rất nhiều chức năng chứ không chỉ là công cụ để nghe, nói. Để làm ra sản phẩm này cần phải có sự phối hợp rất nhiều ngành nghề.

"Cũng do đặc thù của thời đại, giảng viên lên lớp không còn chiếu bài giảng vì gần như tất cả kiến thức sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Với CMCN 4.0, sinh viên phải tự học là chính. 

Vai trò của người thầy cũng thay đổi từ trạng thái dạy học sang hướng dẫn. Giảng viên hướng dẫn sinh viên học qua các dự án, giải quyết các bài toán từ thực tế. Việc này đòi hỏi giảng viên phải tăng cường ra thực tế để có dự án hướng dẫn sinh viên. 

Nếu chỉ gói gọn việc dạy bên trong nhà trường thì giảng viên sẽ không thể dạy được nữa" - ông Dũng khẳng định.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Thư - hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - cho rằng tiến bộ công nghệ thông tin sẽ làm xuất hiện những loại hình đào tạo mới. Hệ thống đào tạo trực tuyến đại chúng, đào tạo online là những loại hình đào tạo mới thách thức các phương thức đào tạo truyền thống. 

Đây là những khóa ĐH mở trên mạng có hàng chục triệu người theo học. Sắp tới, các trung tâm xuất sắc sẽ cung cấp các khóa học trực tuyến theo nhu cầu và rất sát với thực tế.

Theo đó, các trung tâm này mời những giáo sư giỏi nhất ở từng lĩnh vực đặt viết về vấn đề này. Các trung tâm xuất sắc này sẽ cung ứng các khóa học như vậy. Có thể lúc đầu giá khóa học này đắt nhưng dần dần sẽ rẻ hơn và thậm chí miễn phí. 

"Những thách thức trên đặt ra yêu cầu các trường ĐH một mặt phải đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các công nghệ mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp 4.0, một mặt tự thay đổi để phù hợp với nền công nghiệp mới" - ông Thư nói.

PGS.TS Hồ Thanh Phong - hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đúc kết: "Với CMCN 4.0 cần phải có nền giáo dục 4.0. Ở đó, con người, máy móc, thiết bị, công việc được kết nối mọi nơi để tạo ra nền giáo dục thiên về đào tạo cá nhân hóa. 

Trong khái niệm mới này, trường học, con người, chương trình, phương tiện truyền thống... được chuyển đổi thành đối tượng thông minh hơn, đặt trong hệ sinh thái sáng tạo, khởi nghiệp. Với giáo dục 4.0, trọng tâm là sáng tạo và kiến tạo giá trị. Chương trình đào tạo không còn đơn ngành mà là "biến ngành"".

Chương trình đào tạo chưa linh hoạt

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ, trưởng ban ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng chương trình đào tạo hiện nay xây dựng vẫn chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu cầu và xu thế thị trường lao động CMCN 4.0.

Các trường ĐH thực hiện hoạt động đào tạo theo hai hướng, một mặt phải đáp ứng tính định hướng xã hội, mặt khác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Trong khi đó, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy tương lai nguồn nhân lực yêu cầu nhiều kỹ năng hơn và đa dạng kỹ năng.

Một số công việc có thể bị thay thế bởi máy, thiết bị và robot, nhưng các công việc liên quan đến kỹ năng thuộc về con người như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng xử lý vấn đề... sẽ khó thay thế bởi robot.

Vì vậy, những kỹ năng này sẽ trở nên quan trọng cho tương lai CMCN 4.0 bên cạnh những kỹ năng thuộc về kỹ thuật như tự động hóa, cơ điện tử, công nghệ thông tin...

Theo TTO

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.