"Cái bụng" luôn lo cho bản làng

(Baonghean) - Không chỉ là người đầu tiên mạnh dạn vào khai hoang, mở đất ở khe Chan mà ông còn tích cực vận động người dân làm theo, cho những hộ nghèo mượn ruộng nương của gia đình để canh tác, ổn định cuộc sống. Đó là chuyện về ông Lữ Văn Việt ở bản Toóng 2, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu.

Dù đã hẹn trước, nhưng phải chờ đợi một lúc, người đàn ông hay lam, hay làm ấy mới tất bật trở về từ đồng ruộng. Ông Lữ Văn Việt vóc người tầm thước, miệng luôn nở nụ cười hồn hậu. Ông bảo, hai ông bà đã nhận chế độ hưu trí lâu rồi, nhưng thói quen siêng năng lao động không cho tuổi già ngơi nghỉ. Thế là ông bà bàn với con cái, tận dụng nhân lực rảnh rỗi, vào khai hoang đất tại khu vực khe Chan. Khe Chan có diện tích rộng lớn bị bỏ hoang từ nhiều năm nay, trong khi ở các bản, đất sản xuất còn thiếu. Nghĩ là làm, 2 năm trời ròng rã, ngày cũng như đêm gia đình ông thức, ngủ cùng những thớ đất khe Chan, để đến hôm nay, vùng đất hoang vu thuở nào đã thành đồng, thành bãi… ngút ngàn xanh tươi cây trái, rau màu, ao cá. Mô hình của gia đình ông mang lại hiệu quả kinh tế cao, và quan trọng hơn cả, đây chính là bằng chứng sống động, thiết thực giúp người dân các bản trong xã Châu Phong, nhất là những hộ nghèo tin tưởng làm theo. 
Ông Lữ Văn Việt nhớ lại: “Thuở ban đầu, bên cạnh nhiều người tin thì vẫn còn những người chần chừ, nghi ngại chưa dám làm, sợ công sức và vốn đầu tư cao mà không mang lại hiệu quả. Tôi bàn với vợ con, cho họ mượn đất lúa của gia đình để canh tác và khuyến khích khai hoang thêm đất đai để làm ăn. Đời sống mình đã ổn định, nhìn bà con còn nghèo, còn thiếu thốn, sao đành …”. Và ông Lữ Văn Việt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn bà con kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng cho đến khi thành công. Với sự giúp đỡ vô tư, tận tình của ông Việt, hộ sau nhìn hộ trước vào làm ăn biến khu vực khe Chan thành khu dân cư trù phú với 25 hộ dân. Khi thấy người dân vào khai hoang đông, ông vận động các hộ thuê máy múc làm đường để đi lại. 
Ông Lữ Văn Việt (ngoài cùng bên trái) trao đổi phương thức làm việc với người dân trong bản.
Ông Lữ Văn Việt (ngoài cùng bên trái) trao đổi phương thức làm việc với người dân trong bản.
Đến nay, từ những bước đi tiên phong của ông Việt, nhiều hộ đã hình thành được gia trại với thu nhập hàng năm khoảng 40 triệu đồng. Đối với gia đình ông Việt, sau bao năm miệt mài, diện tích đất ông khai hoang lên gần 1 ha, ông còn mua máy cày, máy tuốt lúa để vừa phục vụ gia đình, vừa giúp đỡ bà con trong sản xuất. Điều đáng nói ở ông là tấm lòng sẻ chia với cộng đồng. Trên diện tích đất canh tác của gia đình, ông chỉ giữ lại 2.500 m2 đất để làm kinh tế, số còn lại, ông cho gia đình anh Nguyễn Văn Kình ở bản Bua và anh Lữ Văn Long ở bản Toóng 2 là 2 hộ nghèo, không có đất sản xuất mượn, tổng cộng hơn 6.000m2 đất để làm kinh tế, gây dựng cuộc sống gia đình.
Không chỉ giỏi làm kinh tế, hết lòng với người nghèo, ông còn là tấm gương đi đầu trong các hoạt động của cộng đồng. Khi bản Toóng 2 triển khai xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, ông đã bàn với gia đình hiến 300m2 đất mà không chút đắn đo. Ngoài ra, trên cương vị là Phó Chi hội trưởng Chi hội Nông dân bản Toóng 2, ông đã tích cực vận động nhân dân, hội viên hiến đất, hiến cây, dỡ bỏ bờ rào để làm đường giao thông nông thôn mới. Lúc đầu, mọi việc cũng khó khăn vì mọi người chưa thông suốt, nhưng với uy tín của bản thân cùng những lý lẽ vận động thuyết phục, nhân dân dần hiểu được lợi ích của việc mở đường.
Cả bản Toóng 2 có hơn 20 hộ tự nguyện hiến đất, chặt cây và dỡ bờ rào làm 1 km đường theo quy định. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vi Văn Chân, Bí thư Đảng ủy xã Châu Phong (Quỳ Châu) cho biết: “Vừa làm kinh tế giỏi, đồng chí Lữ Văn Việt vừa là điển hình “dân vận khéo” trong mọi công việc lớn, nhỏ ở cộng đồng. Với những việc làm của mình, đồng chí Lữ Văn Việt là già làng rất có uy tín, được nhân dân địa phương kính trọng, nể phục và làm theo”.
Bài, ảnh: Thành Duy

tin mới

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.
Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

(Baonghean.vn) - Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (SN 1987) - 1 trong 133 điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động cả nước vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.
Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị Thanh trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật để làm chủ cơ sở kinh doanh hải sản, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Và tấm gương của chị đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trong phong trào khởi nghiệp.
Học bổng

Nam sinh 14 năm chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh giành học bổng toàn phần Trường Đại học Anh quốc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Chủ nhân của học bổng "Trái tim Sư tử" do Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cấp cho học sinh Vi Thanh Nhật đến từ lớp 12A1 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Nam sinh này giành học bổng khi hàng tháng vẫn phải đi truyền máu và dành một nửa thời gian để học tập trong bệnh viện.
Bà Khanh

Người phụ nữ ‘gieo yêu thương’ ở xứ Lường

(Baonghean.vn) - Ở vùng quê Hòa Sơn (Đô Lương), bà Thái Thị Khanh luôn được yêu quý bởi tấm lòng thơm thảo, sẵn sàng giúp người gặp hoạn nạn. Tấm lòng yêu thương ấy đã gieo mầm thiện nguyện, góp phần xây dựng cuộc sống nghĩa tình nơi quê hương.
‘Cây đại thụ’ ở bản Kẻ Mẻ

‘Cây đại thụ’ ở bản Kẻ Mẻ

(Baonghean.vn) - "Ông Lương Văn Mại là người uy tín được Đảng tin, Dân quý của bản ta đấy!”, Bí thư Chi bộ bản Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức (Con Cuông) Lữ Văn Bốn tự hào nói về “cây đại thụ” của bản.
Già làng tận tâm của bản Cầu Tám

Già làng tận tâm của bản Cầu Tám

(Baonghean.vn) - Từng đảm nhiệm các vị trí của huyện Kỳ Sơn, Già làng Vi Thái Bình (người dân tộc Thái) ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng, trở thành một già làng được bà con dân tộc thiểu số ở địa phương hết sức yêu mến, tin cậy.
Người khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết trong phụ nữ vùng cao

Người khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết trong phụ nữ vùng cao

(Baonghean.vn) - Tam Thái là một trong những xã khó khăn của huyện miền núi Tương Dương với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên 46%. Thế nhưng, 2 năm qua Hội Phụ nữ của xã liên tiếp được TW Hội LHPN VN tặng Bằng khen. Thành quả ấy có sự đóng góp của chị Vi Thị Hiệp - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã.
2 anh em cứu người đuối nước.

Hai ngư dân kể lại giây phút cứu 4 du khách đuối nước tại biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Sau khi trở về quê nhà, 4 du khách bị đuối nước tại bãi biển Cửa Lò hiện đã vơi bớt nỗi sợ khi nhớ về thời khắc sinh tử. Trong tâm can họ giờ đây chỉ biết đến 2 từ cảm ơn chân thành nhất đến những người con của phố biển Cửa Lò (Nghệ An) khi đã cho họ cơ hội sống lần 2.
Khát vọng đưa muối Quỳnh ‘vượt biển’

Khát vọng đưa muối Quỳnh ‘vượt biển’

(Baonghean.vn) - Trăn trở trước những cánh đồng muối bị bỏ hoang ngày một nhiều, xót xa trước sự lam lũ, cơ cực của diêm dân để làm ra hạt muối nhưng giá muối lại quá rẻ rúng… những người con của xứ Quỳnh đã tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, mày mò chế tạo ra dây chuyền sản xuất muối dinh dưỡng...
Vị chánh án chú trọng công tác hòa giải, đối thoại để hóa giải các mâu thuẫn

Vị chánh án chú trọng công tác hòa giải, đối thoại để hóa giải các mâu thuẫn

(Baonghean.vn) - Giúp các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp mà không cần phải mở phiên tòa xét xử, theo đó, tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước... là cách làm mà ông Trần Ngọc Sơn, hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An áp dụng hàng chục năm qua.
Nghệ An Xanh

Nghệ An Xanh - Nhóm bạn trẻ gen Z tình nguyện dọn rác, làm sạch môi trường

(Baonghean.vn) - Dù phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất độc hại, các bạn trẻ của nhóm Nghệ An Xanh vẫn nỗ lực từng ngày làm đẹp môi trường, cảnh quan xứ Nghệ. Đồng thời, họ mong muốn tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp được lan toả nhiều hơn đến với mọi người.
Người níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái

Người níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái

(Baonghean.vn) - Luôn đau đáu về nỗi lo bản sắc của đồng bào mình đang dần bị mai một, suốt 30 năm nay, ông Phúc miệt mài sưu tầm những cổ vật, vật dụng gắn liền với văn hóa Thái. Đến nay, ngôi nhà sàn của ông gần như là một bảo tàng thu nhỏ, với hơn 1.000 hiện vật được trưng bày.
Thầm lặng vì sự sống của người bệnh

Thầm lặng vì sự sống của người bệnh

(Baonghean.vn) - Ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, tập thể Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức nói chung và Trưởng khoa - Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Sỹ Sơn nói riêng là những người thầm lặng hy sinh để làm tốt trọng trách “chữa bệnh cứu người”.
Chuyến xe '0 đồng' của phó trạm trưởng y tế xã

Chuyến xe '0 đồng' của phó trạm trưởng y tế xã

(Baonghean.vn) - Với mong muốn được giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khó, điều dưỡng Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1968), Phó trưởng Trạm Y tế xã Thanh Nho (Thanh Chương) đã dùng số tiền tích góp của mình để mua xe ô tô rồi tình nguyện làm tài xế chở miễn phí.
Đóa quỳnh lặng lẽ tỏa hương

Đóa quỳnh lặng lẽ tỏa hương

(Baonghean.vn) -  Chị là người có tấm lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ đồng nghiệp và những người xung quanh với tất cả sự chân thành và lòng trắc ẩn; người mà đồng nghiệp thường quý mến gọi là đóa “Quỳnh hương” của đơn vị.